07/06/2017 14:19 GMT+7

Ngắm những bức ảnh mưu sinh đường  phố của Trần Thế Phong

Q.THI
Q.THI

TTO - Do mồ côi và phải mưu sinh từ nhỏ, nên khi trở thành một nhiếp ảnh gia, ống kính của Trần Thế Phong dường như vẫn luôn hướng về những mảnh đời mưu sinh thành phố.

Bán chuối trên đường phố Hà Nội ngày mưa. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG

Sinh ra trong cuộc đời thì ai cũng phải mưu sinh, nhưng làm gì do duyên nghiệp của từng người. Cuộc sống mưu sinh trên đường phố phải dầm mưa dãi nắng, vất vả… đồng tiền kiếm được là mồ hôi nước mắt và chân chính. Tôi thích điều đó khi cầm máy ảnh tôn vinh họ!

Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong 

Ngày 9-6 tới đây, Trần Thế Phong sẽ triển lãm 90 bức ảnh và ra mắt quyển sách ảnh Mưu sinh. Anh tiết lộ bắt đầu lên ý tưởng từ 8 năm trước.

Để có 108 bức ảnh cho quyển sách ảnh, Trần Thế Phong bỏ ra 8 năm để ghi lại cuộc sống mưu sinh khắp nơi trên đất nước. Đó là những ngày mưa rét ở Hà Nội, nắng cháy ở Phan Rang, lộng lẫy sắc màu ở TP.HCM, hay dập dềnh sông nước miền Tây…

Điều mà Trần Thế Phong cảm thấy ấm áp nhất sau mỗi bức ảnh là anh bắt gặp được hơi ấm của tình người, tình gia đình. Anh tâm sự nó khác xa những hào nhoáng, ồn ào, phô trương tiền của… của xã hội hiện nay.

Vất vả mưu sinh mới là hình ảnh thực, cuộc sống thực của bao nhiêu con người. Tuy đầy vất vả mưu sinh nhưng những cuộc sống ấy mang lại cảm giác rất thực và vẻ đẹp của con người trong lao động mà anh muốn chạm tới.

“Mỗi khi chụp ảnh xong, điều tôi thích nhất là lúc được ngồi nói chuyện với họ. Phía sau mỗi đôi quang gánh, mỗi mâm bánh hay hàng nước… đều là một câu chuyện gia đình.

Đó là người mẹ phải tất tả nuôi con, một người vợ phải nuôi chồng bệnh… Họ lao động, chia sẻ tình yêu, trách nhiệm với gia đình, người thân. Những điều bình dị như vậy nhưng khiến tôi xúc động!” Trần Thế Phong tâm sự.

Là một nhiếp ảnh gia nhưng Trần Thế Phong không chạy theo những giải thưởng. Anh làm việc theo cách mỗi năm cố gắng hoàn thành một triển lãm một chủ đề nào đó của cuộc sống, hoặc ra mắt sách ảnh.

Mưu sinh là quyển sách ảnh thứ sáu của anh, sau những quyển xuất bản trước đó như Gánh, Những nẻo đường tuổi thơ, Vượt qua bóng tối, Ánh sáng cuộc sống, 45 ngày tại Thụy Sĩ.

Triển lãm Mưu sinh của Trần Thế Phong diễn ra từ ngày 9-6 đến 11.6 tại Nhà triển lãm TP.HCM (92 Lê Thánh Tôn).

Xem một số bức ảnh trong triển lãm:

Bán bong bóng trước nhà thờ Đức Bà. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Giao bánh trên đường phố Phan Rang. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Ghe bán hàng trên sông nước Cần Thơ. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Mua bán phế liệu ở Phú Quốc. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Bán khăn trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: TRẦN THẾ PHONG
Sách ảnh Mưu sinh của Trần Thế Phong.
Q.THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Bối cảnh bộ phim kinh dị Tết ở làng địa ngục và Kẻ ăn hồn được tái hiện qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Andy Trung.

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Từ vụ nhà thiết kế Nguyễn Công Trí bị bắt, càng đặt ra vấn đề với người nổi tiếng việc giữ hình ảnh cá nhân với công chúng rất quan trọng.

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Dưới những tán rừng rậm của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi con tê giác Java quý hiếm cuối cùng của Việt Nam bị sát hại năm 2010, Đào Văn Hoàng tìm thấy linh hồn của nghệ thuật.

Đào Văn Hoàng:  Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ có quyền gửi bài tham dự giải.

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Truyện ngắn ‘Trăm Ngàn’ của tác giả Ngô Tú Ngân được trao giải nhì (không có giải nhất) bị một số người chê ‘bắt chước’ Nguyễn Ngọc Tư một cách non kém.

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng đồng ý cho thể chế hóa quy định hạn chế hình ảnh trên truyền thông (cấm sóng), hạn chế hoạt động trên sân khấu biểu diễn đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar