24/07/2025 18:46 GMT+7

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng đồng ý cho thể chế hóa quy định hạn chế hình ảnh trên truyền thông (cấm sóng), hạn chế hoạt động trên sân khấu biểu diễn đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Ông Lê Quang Tự Do chia sẻ thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: TRẦN HUẤN

Thông tin được ông Lê Quang Tự Do - cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - chia sẻ trong buổi họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào chiều 24-7 tại Hà Nội.

Thể chế hóa quy định "cấm sóng" nghệ sĩ vi phạm pháp luật để "chắc tay hơn"

Về bộ quy trình thí điểm hạn chế hình ảnh và hoạt động trên báo chí, truyền thông, trên sân khấu nghệ thuật biểu diễn của nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật, ông Tự Do cho biết bộ quy trình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tháng 10-2024.

Nhưng đến nay vì nhiều lý do khách quan vẫn chưa triển khai được quy trình thí điểm này với nghệ sĩ, người nổi tiếng nào.

Ngoài ra còn có lý do chủ quan. Đó là quy trình hạn chế hình ảnh, hoạt động của nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật này chưa được thể chế thành pháp luật.

“Chúng tôi cũng cân nhắc làm vậy có đúng quy định không, có bị kiện không. Trong các quy định pháp luật không có quy định nào quy định người nổi tiếng khi vi phạm pháp luật không được xuất hiện trên báo, đài.

Do đó khi ban hành bộ quy trình hạn chế hình ảnh này thì kêu gọi trên tinh thần tự nguyện của các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí có thể làm hoặc không làm. Chúng tôi muốn thể chế quy trình này thành quy phạm pháp luật để làm chắc tay hơn”, ông Tự Do nói.

Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online về mong muốn thể chế hóa quy trình hạn chế hình ảnh nêu trên, ông Tự Do cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng đồng ý cho ban hành thành một quy phạm pháp luật.

Trước mắt có thể đưa thành một quyết định của Thủ tướng. Xa hơn có thể đề xuất đưa vào Nghị định 144 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang được đề xuất sửa đổi trong năm tới.

Trong thời gian sớm nhất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ họp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương để bàn việc làm thí điểm việc hạn chế hình ảnh này. 

Ông Tự Do cho biết việc này nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nên ông tin rằng có thể triển khai quy trình thí điểm này với một số nghệ sĩ, người nổi tiếng trước khi thể chế nó thành pháp luật.

6 tháng gỡ 30.000 tài khoản giả mạo

Về tình trạng lừa đảo trên mạng hoành hành thời gian gần đây, ông Lê Quang Tự Do thừa nhận hiện nay trên không gian mạng, đặc biệt là trên Facebook xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo các doanh nghiệp lừa đảo với nhiều hình thức khác nhau.

Nó đặc biệt rộ lên trong khoảng 3 năm gần đây, với thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, có tổ chức. Vừa rồi công an công bố nhiều thông tin triệt phá đường dây tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia lừa đảo người dân Việt Nam.

Trước tình trạng đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cùng với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an đã có những biện pháp ngăn chặn, như dùng biện pháp chặn gỡ về kỹ thuật để chặn gỡ các tài khoản giả mạo để lừa đảo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.

Ông Tự Do cho biết mới đây Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã họp với đại diện Facebook, YouTube, TikTok là ba mạng xã hội có nhiều tài khoản giả mạo, để yêu cầu họ thiết lập các thuật toán bằng AI ngăn chặn các tài khoản giả mạo lừa đảo.

"Trong 6 tháng đầu năm các nền tảng này đã gỡ khoảng 30.000 tài khoản giả mạo, nhưng vẫn không xuể", ông Tự Do nói.

Ngoài ra biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cung cấp thông tin đầy đủ để tạo sức đề kháng cho người dân cũng được làm tích cực.

A05 Bộ Công an gửi các tin nhắn qua số di động đến từng người dân, gần như hàng tuần, cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội mà họ thu thập được.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng công bố các thủ đoạn lừa đảo này trên website phòng chống tin giả và thông tin sai sự thật, cũng như tiếp nhận những phản ánh của người dân trên trang web đó để chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý.

Tuy vậy, ông Tự Do thừa nhận dù rất cố gắng nhưng trong bối cảnh phát triển của AI quá nhanh chóng và tinh vi hiện nay thì hai biện pháp này chưa đạt hiệu quả cao, rất cần sự đồng hành, nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía.

"Biện pháp kỹ thuật gỡ các tài khoản giả mạo để lừa đảo chỉ là biện pháp ngọn thôi. Mỗi người dân cần có sức đề kháng trong việc phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng", ông Tự Do nói.

Cặp MC Nhật Bản bị 'cấm sóng' vì lộ clip nhạy cảm khi say xỉn

Karuma Sasaki và Chiharu Mori là cặp đôi MC Nhật Bản có tên tuổi nổi tiếng hàng đầu lĩnh vực truyền hình nhưng sự nghiệp của họ đứng bên bờ vực sụp đổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Bối cảnh bộ phim kinh dị Tết ở làng địa ngục và Kẻ ăn hồn được tái hiện qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Andy Trung.

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Từ vụ nhà thiết kế Nguyễn Công Trí bị bắt, càng đặt ra vấn đề với người nổi tiếng việc giữ hình ảnh cá nhân với công chúng rất quan trọng.

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Dưới những tán rừng rậm của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi con tê giác Java quý hiếm cuối cùng của Việt Nam bị sát hại năm 2010, Đào Văn Hoàng tìm thấy linh hồn của nghệ thuật.

Đào Văn Hoàng:  Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ có quyền gửi bài tham dự giải.

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Truyện ngắn ‘Trăm Ngàn’ của tác giả Ngô Tú Ngân được trao giải nhì (không có giải nhất) bị một số người chê ‘bắt chước’ Nguyễn Ngọc Tư một cách non kém.

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Đến Phở Minh, Cơm tấm Ba Ghiền, Cục Gạch và thiên đường quanh chợ Bình Tây theo Michelin

Võ Thành Vương, bếp trưởng của Coco Dining, nhà hàng 1 sao Michelin, chia sẻ những địa chỉ mà anh yêu thích ở TP.HCM trong bài đăng mới nhất trên Michelin Guide.

Đến Phở Minh, Cơm tấm Ba Ghiền, Cục Gạch và thiên đường quanh chợ Bình Tây theo Michelin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar