05/06/2008 20:02 GMT+7

"Những nẻo đường tuổi thơ" của Trần Thế Phong

Theo HƯƠNG TRÀDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo HƯƠNG TRÀDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Sinh năm 1969 tại Sài Gòn, chính thức bước chân vào giới nhiếp ảnh từ năm 2000, Trần Thế Phong hiện là hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, từng đoạt giải thưởng Grand Prix, huy chương Asahi Shimbun (Nhật Bản, 2001), huy chương vàng ảnh chân dung Hasselblas (Áo, 2006). Và gây ấn tượng với triển lãm ảnh thời sự báo chí về bão Chanchu hồi tháng 5-2006.

Phóng to
Trần Thế Phong
Sinh năm 1969 tại Sài Gòn, chính thức bước chân vào giới nhiếp ảnh từ năm 2000, Trần Thế Phong hiện là hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, từng đoạt giải thưởng Grand Prix, huy chương Asahi Shimbun (Nhật Bản, 2001), huy chương vàng ảnh chân dung Hasselblas (Áo, 2006). Và gây ấn tượng với triển lãm ảnh thời sự báo chí về bão Chanchu hồi tháng 5-2006.

Thay vì chọn những đề tài bay bổng lãng mạn tương đối dễ thể hiện, dễ cảm hơn, anh thường xuyên bị ám ảnh trước những mảnh đời trẻ côi cút cơ cực. Hình ảnh liêu xiêu trên đường đời của những em phải sớm đứt lìa vòng tay cha mẹ kiếm sống luôn làm anh đau đáu. Đó có thể xuất phát từ những ký ức tuổi thơ phải trải qua những tháng ngày sống lang thang vỉa hè của chính anh.

Gần tám năm nay, Trần Thế Phong vác máy đi khắp nơi. Cái túi đen thật to chứa đựng đời sống của những đứa trẻ bám víu cuộc đời vào bãi rác, vào những chiếc thùng đánh giày thô kệch hay những tấm vé số buồn bã... Có lúc thấy anh lê la trên phố Sài Gòn, lúc lại theo chân bè bạn lãng du lên vùng Tây Bắc. Nhiều năm nay anh đã âm thầm thực hiện ý tưởng của mình như thế. Xem ảnh của anh, có thể thấy một Trần Thế Phong đã tự phóng thích được mình ra khỏi những cơn mê đằng đẵng đó.

Với 99 tác phẩm mà mỗi tấm hình là một câu chuyện kể, một lần nhà nhiếp ảnh gia này tái hiện đời sống của trẻ thơ nghèo. Nhiều hình ảnh khiến người xem phải day dứt. Ngắm ảnh, có thể thấy ngay thông điệp của Trần Thế Phong gửi đến những bậc phụ huynh và cộng đồng, về cuộc sống hôm nay và tương lai của trẻ em Việt Nam.

Ngoài hình thức trưng bày mang tính quy tắc, một số tác phẩm của anh đan cài trong các tác phẩm sắp đặt của nhà thơ - nghệ sĩ đương đại Ly Hoàng Ly, khiến hiệu ứng thị giác của người xem được nhân lên nhiều lần. Dường như các bức ảnh lung linh hơn, sóng sánh hơn, có cả chút ngậm ngùi, chút bồi hồi khi nghĩ về kiếp người, có niềm vui và sự hân hoan khi nhớ lại tuổi thơ…

Phóng to
Phóng to
Phóng to
Phóng to
Phóng to
Phóng to
Phóng to
Theo HƯƠNG TRÀDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Bối cảnh bộ phim kinh dị Tết ở làng địa ngục và Kẻ ăn hồn được tái hiện qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Andy Trung.

'Làng địa ngục' Sảo Há của Andy Trung

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Từ vụ nhà thiết kế Nguyễn Công Trí bị bắt, càng đặt ra vấn đề với người nổi tiếng việc giữ hình ảnh cá nhân với công chúng rất quan trọng.

Người càng nổi tiếng, trách nhiệm càng cao

Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Dưới những tán rừng rậm của Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi con tê giác Java quý hiếm cuối cùng của Việt Nam bị sát hại năm 2010, Đào Văn Hoàng tìm thấy linh hồn của nghệ thuật.

Đào Văn Hoàng:  Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ có quyền gửi bài tham dự giải.

Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam’ chào đón cả tác giả ngoại

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Truyện ngắn ‘Trăm Ngàn’ của tác giả Ngô Tú Ngân được trao giải nhì (không có giải nhất) bị một số người chê ‘bắt chước’ Nguyễn Ngọc Tư một cách non kém.

Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ bị chê, ban tổ chức nói gì?

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất Thủ tướng đồng ý cho thể chế hóa quy định hạn chế hình ảnh trên truyền thông (cấm sóng), hạn chế hoạt động trên sân khấu biểu diễn đối với những nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật.

Đề xuất thể chế hóa việc 'cấm sóng' nghệ sĩ vi phạm pháp luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar