02/06/2020 12:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nga phát thuốc Avifavir cho bệnh nhân COVID-19

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Nga sẽ bắt đầu phân phát Avifavir - thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên mà Bộ Y tế nước này đã phê duyệt, cho các bệnh nhân trong tuần tới. Đây được xem là một động thái nhằm thúc đẩy đất nước quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Nga phát thuốc Avifavir cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 1.

Các chuyên gia Nga đã điều chế lại Favipiravir để tăng cường hiệu quả trong điều trị COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Ông Kirill Dmitriev - người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), nói với hãng tin Reuters rằng các bệnh viện ở Nga sẽ bắt đầu phát thuốc Avifavir cho bệnh nhân COVID-19 từ ngày 11-6, với số lượng thuốc đủ để điều trị cho khoảng 60.000 người mỗi tháng.

Hiện tại không có vắcxin nào được phê duyệt trong phòng ngừa và điều trị bệnh COVID-19 cũng như chưa có loại thuốc nào nhận được sự đồng thuận của cộng đồng khoa học toàn cầu về hiệu quả trong điều trị COVID-19, bao gồm cả thuốc Avifavir của Nga.

Tuy nhiên, Avifavir là loại thuốc điều trị virus corona chủng mới tiềm năng đầu tiên mà Bộ Y tế Nga phê duyệt sau khi thử nghiệm lâm sàng. 

Ông Dmitriev cho biết các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 330 người cho thấy Avifavir điều trị thành công virus corona ở hầu hết các ca bệnh chỉ trong vòng 4 ngày. Thử nghiệm lâm sàng sẽ kéo dài khoảng 1 tuần và sẽ có thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa.

"Chúng tôi tin thuốc sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, chúng tôi sẽ có ít bệnh nhân nguy kịch và ước tính khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi trong 10 ngày" - ông Dmitriev nói.

Mô tả Avifavir "có ít tác dụng phụ, không phù hợp cho phụ nữ mang thai, và đặc biệt hiệu quả với những người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc vừa", ông cũng bày tỏ tin tưởng thuốc này "là chìa khóa quan trọng để khôi phục hoàn toàn hoạt động kinh tế ở Nga".

Nga hiện đứng thứ 3 toàn cầu về số ca nhiễm COVID-19 với 405.843 ca, chỉ sau Mỹ và Brazil, và 4.693 ca tử vong, theo hãng tin Reuters.

Avifavir có tên quốc tế Favipiravir, được một công ty Nhật phát triển lần đầu vào cuối thập niên 1990 (công ty sau này được Fujifilm mua lại), thường dùng để điều trị các bệnh nhân cúm nặng. Các chuyên gia Nga đã điều chế lại để tăng cường hiệu quả của Avifavir trong điều trị bệnh COVID-19.

WHO cảnh báo dùng kháng sinh chữa COVID-19 sẽ giết nhiều người hơn

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc tăng cường sử dụng kháng sinh để điều trị COVID-19 sẽ gây tình trạng kháng thuốc và hậu quả là dẫn đến nhiều ca tử vong hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar