09/06/2022 19:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bình thường mới rồi, có cần đeo khẩu trang nữa không?

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Phó giám đốc HCDC cho biết Bộ Y tế đang đề xuất áp dụng thông điệp V2K thay cho 5K. Trong đó biện pháp mang khẩu trang vẫn được khuyến cáo một cách mạnh mẽ để phòng chống dịch COVID-19.

Bình thường mới rồi, có cần đeo khẩu trang nữa không? - Ảnh 1.

Bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - Ảnh: T.N

Chiều 9-6, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.

Thông tin tại họp báo, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết hiện nay TP đang tiêm vắc xin mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên và tiêm chủng cho người 12 - 17 tuổi và 5 - 11 tuổi chưa tiêm. 

Tuy nhiên, bà Nga cho biết đến nay, tỉ lệ tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3) còn chưa cao, chỉ đạt khoảng 63%, trong khi tiến độ tiêm mũi 4 khá chậm.

Do đó, Bộ Y tế đã có chỉ đạo các địa phương tích cực tiêm vắc xin nhắc lại cho người dân. Bởi theo bà Nga, việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi các nước đang bước vào giai đoạn bình thường mới.

Tiêm mũi nhắc lại sẽ khôi phục khả năng miễn dịch vì các liều tiêm trước đây có thể đã suy giảm hiệu quả. Không chỉ vậy, dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch nhưng ở một số nước đã ghi nhận biến chủng mới, bùng dịch trở lại.

Về câu hỏi khi dịch đã được kiểm soát thì việc mang khẩu trang có nên áp dụng nữa không, bà Nga cho biết trước đây có thông điệp 5K nhưng Bộ Y tế đang đề xuất áp dụng thông điệp V2K thay cho 5K. Trong đó vẫn áp dụng biện pháp đeo khẩu trang.

Bà Nga cho rằng khẩu trang là biện pháp dự phòng không dùng thuốc được nhiều quốc gia khuyến cáo áp dụng để kiểm soát dịch. Đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn chặn việc phát tán virus.

"Biện pháp đeo khẩu trang vẫn được khuyến cáo một cách mạnh mẽ trong việc phòng chống dịch COVID-19 cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác", bà Nga nói.

Tiếp tục phối hợp công an xử lý vụ "hút máu tình nguyện viên hiến máu"

IMG_7035

Bà Lê Thiện Quỳnh Như - phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - thông tin tại họp báo - Ảnh: THẢO LÊ

Thông tin về vụ việc xảy ra ở Viện Tim TP.HCM, bà Lê Thiện Quỳnh Như - phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết phẫu thuật tim là loại phẫu thuật mất nhiều máu và luôn yêu cầu phải truyền máu trong lúc phẫu thuật.

Số lượng bệnh nhân cần phẫu thuật tim tại Viện Tim là rất lớn, viện phải luôn đảm bảo cung ứng nguồn máu cho người bệnh được phẫu thuật. Ngoài nguồn máu nhận từ Bệnh viện Truyền máu - huyết học, viện chủ động vận động thêm người thân bệnh nhân hiến máu.

Theo bà Như, với bệnh nhân có người thân hiến máu thì không phải đóng chi phí và hoàn toàn không có yêu cầu phải bồi dưỡng cho người hiến máu. Trường hợp bệnh nhân không có người thân hiến máu, giám đốc Viện Tim TP.HCM khẳng định việc hiến máu không ảnh hưởng đến lịch phẫu thuật, bệnh viện luôn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người bệnh.

"Lãnh đạo Viện Tim TP.HCM nhận thấy có sự thiếu sót trong việc giám sát người đến làm công tác thiện nguyện tại bệnh viện. Bệnh viện đã rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay", bà Như nói.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã yêu cầu giám đốc Viện Tim TP và các bệnh viện trên địa bàn nghiêm túc rà soát, chấn chỉnh việc quản lý các hoạt động thiện nguyện tại đơn vị, tránh các trường hợp tương tự xảy ra.

Sở Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo Viện Tim phối hợp với Bệnh viện Truyền máu - huyết học đảm bảo cung ứng máu; chỉ nên thực hiện quy trình hiến máu, lấy máu tại chỗ trong trường hợp tối khẩn cấp.

"Sở Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Công an TP, Hội Chữ thập đỏ xác minh kiểm tra làm rõ vụ việc; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có, báo cáo cho Thường trực UBND TP", bà Như nói.

Vụ 'Hút máu… tình nguyện viên': Ông Hoàng Trọng An nói gì?

TTO - Về tiền bồi dưỡng cho tình nguyện viên, ông Hoàng Trọng An nói “tùy gia đình”, ai muốn bồi dưỡng thì bồi dưỡng, không ép. Nhưng theo điều tra của Tuổi Trẻ, việc này là “luật bất thành văn” sau khi nhận máu hiến từ các tình nguyện viên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar