11/09/2024 21:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Não bộ thanh thiếu niên 'lão hóa' sớm trong COVID-19, chuyện gì xảy ra?

Nghiên cứu phát hiện cả nam và nữ ở độ tuổi thanh thiếu niên đều bị mỏng vỏ não nhanh chóng trong giai đoạn trước và sau thời kỳ phong tỏa vì COVID-19, nhưng ở nữ nhiều hơn.

Phát hiện não bộ thanh thiếu niên 'lão hóa' sớm trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Tình trạng mỏng vỏ não tăng nhanh thường liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu - Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Não bộ của các thiếu nữ tuổi teen đã trải qua thời kỳ đại dịch COVID-19 có những dấu hiệu "lão hóa" sớm. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) và vừa được công bố trên tạp chí khoa học đa ngành Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách đo lường tình trạng mỏng vỏ não, một quá trình bắt đầu vào cuối thời thơ ấu hoặc đầu tuổi vị thành niên. Các nhà khoa học coi quá trình này là việc bộ não tự kết nối lại khi trưởng thành, làm tăng hiệu quả hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tăng nhanh trong điều kiện căng thẳng và tình trạng mỏng vỏ não tăng nhanh thường liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu.

Nhóm nghiên cứu trên đã bắt đầu khảo sát với một nhóm gồm 160 trẻ em và thanh thiếu niên với mục tiêu mô tả những thay đổi điển hình trong những năm tháng tuổi thiếu niên. Công việc quét hình ảnh vỏ não nhằm thu được những chỉ số cần thiết được tiến hành lần đầu vào năm 2018 khi các đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 9 - 17. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã khiến việc đo đạc lần thứ hai phải tạm ngừng.

Đến năm 2021 sau khi lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại vì đại dịch COVID-19 bắt đầu được dỡ bỏ, tất cả các đối tượng nghiên cứu đều không còn phải trải qua giai đoạn căng thẳng kéo dài vì đại dịch và khoảng 130 đối tượng đã trở lại để tham gia nghiên cứu đợt thứ hai.

Nhờ vậy, nghiên cứu so sánh được dữ liệu thu thập từ trước và sau đại dịch về sự phát triển của não bộ của nhóm này. Tiến sĩ Neva Corrigan - chủ nhiệm công trình nghiên cứu - cho rằng điều này giúp tạo ra một "thí nghiệm tự nhiên".

Kết quả cho thấy, cả nam và nữ ở độ tuổi thanh thiếu niên đều bị mỏng vỏ não nhanh chóng trong giai đoạn trước và sau thời kỳ phong tỏa vì đại dịch. Tuy nhiên, tác động này đáng chú ý hơn nhiều ở nữ giới. Tình trạng mỏng vỏ não ở nữ đã tăng nhanh hơn, với mức độ lão hóa sớm trung bình là 4,2 năm, trong khi con số này đối với nam là 1,4 năm.

Theo tiến sĩ Patricia K. Kuhl, đứng đầu Viện Khoa học não bộ tại Đại học Washington và là một trong những tác giả của nghiên cứu, các kết quả trên cho thấy tác động lão hóa xảy ra trên toàn bộ não - tất cả các thùy ở cả hai bán cầu não.

Bà Kuhl cho rằng sự thay đổi này là do sự cô lập xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra, và các thiếu nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn là do nhóm này phụ thuộc nhiều hơn vào tương tác xã hội, chẳng hạn như nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa để giải tỏa căng thẳng.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả trên sẽ đóng góp cho các nghiên cứu về sự suy giảm sức khỏe của thanh thiếu niên trong thời kỳ đại dịch, đồng thời nhấn mạnh tình trạng vỏ não mỏng đi nhanh chóng không phải là dấu hiệu của tổn thương não bộ.

Tiến sĩ Ronald E. Dahl, giám đốc Viện Phát triển con người tại Đại học California, Berkeley và không tham gia vào nghiên cứu, cho biết tình trạng vỏ não mỏng đi không nhất thiết là dấu hiệu của một vấn đề, mà có thể là dấu hiệu của sự thay đổi trưởng thành.

Mặc dù một số nghiên cứu não trước đây đã phát hiện ra rằng căng thẳng do đại dịch đã đẩy nhanh quá trình mỏng vỏ não, nhưng không có nghiên cứu nào so sánh những thay đổi như vậy giữa nữ và nam ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định liệu những thay đổi nói trên có phải là vĩnh viễn hay không, hoặc liệu khi các tương tác xã hội bình thường được khôi phục, thì quá trình phát triển não của thanh thiếu niên có trở lại mức bình thường hay không.

COVID kéo dài, cuộc chiến giải mã cũng dài

TTCT - Thuật ngữ "COVID kéo dài" để chỉ các di chứng dai dẳng của người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 được đưa ra vào tháng 5-2020. Chữ "kéo dài" đã vận cả vào các nghiên cứu giải mã tình trạng mạn tính này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar