12/12/2020 12:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Năm 2021 vẫn giữ phương thức thi THPT, tương lai thi trên máy tính

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Tại hội nghị trực tuyến về giáo dục đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức, hầu hết các trường đều khẳng định muốn giữ ổn định phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia.

Năm 2021 vẫn giữ phương thức thi THPT, tương lai thi trên máy tính - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến Giáo dục đại học sáng 12-12 - Ảnh: Bộ GD-ĐT

Sáng 12-12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về giáo dục đại học bàn về năm nội dung: Công tác tuyển sinh; tự chủ đại học và Hội đồng trường; công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học; chuyển đổi số trong giáo dục đại học; cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm 2020, ngoài các phương thức xét tuyển riêng, phần lớn các cơ sở đào tạo đại học vẫn chọn phương thức xét tuyển đại học bằng kết quả thi THPT. 

Tại hội thảo, hầu hết các trường đại học đều ủng hộ duy trì phương thức xét tuyển này trong năm 2021 để giữ vững sự ổn định cho các trường THPT và cho thí sinh.

GS Nguyễn Hữu Tú, phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, góp ý: "Bộ GD-ĐT vẫn cần giữ vai trò chỉ đạo dù kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về các địa phương, và vai trò tổ chức lọc ảo, cố gắng để kỳ thi có tính phân loại tốt. Chỉ có thế các trường mới yên tâm sử dụng kết quả thi của kỳ thi THPT Quốc gia".

Ngoài ra các trường góp ý, một mặt giữ tuyển sinh đại học ổn định, thì trong thời gian này Bộ GD-ĐT và các trường đại học cần tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập để trong tương lai các trường có thể xét tuyển nhiều đợt trong năm, và việc thi đại học cho người học cũng dễ dàng hơn. 

Bộ GD-ĐT cho biết theo lộ trình từ năm 2021 đến 2025, việc tuyển sinh đại học sẽ đi theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kỳ thi riêng để tuyển sinh; Hình thành Trung tâm Khảo thí độc lập với ngân hàng câu hỏi, đề thi chuẩn hóa Thi trên máy tính. Mô hình thi THPT năm 2021 sẽ ổn định như năm 2020, tương lai sẽ tiến tới thi trên máy tính.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ đã giao cho Cục Quản lý chất lượng nghiên cứu điều kiện thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập, chuẩn hóa về ra đề thi để các trường có thể yên tâm sử dụng kết quả. 

Hội thảo cũng bàn về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Dịch COVID-19 đã khiến cho các trường đại học chuyển đổi số nhanh hơn, tuy nhiên nhiều trường vẫn thừa nhận sự chuyển đổi đó chưa thực sự chuyên nghiệp. Để chuyển đổi số thực sự phía nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý, các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân lực cũng như cải thiện năng lực giảng dạy số.

Về nội dung tự chủ đại học các trường mới ở giai đoạn đầu thực hiện tự chủ nên đa số đều mong muốn hội đồng trường có được quyền lực thực chất hơn, ngoài ra mở rộng thêm quyền cho các trường đại học để họ có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển trường hơn.

Tự chủ đại học: Ai muốn xóa bỏ rào cản, ai muốn an toàn?

TTO - Tự chủ chính là chìa khóa để giáo dục đại học thực sự thay đổi, nhưng làm thế nào để giáo dục đại học thực sự tự chủ là câu hỏi nhức nhối nhiều năm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar