12/09/2011 05:01 GMT+7

Mưu sinh với măng rừng

S.TRANG - Y.TRINH
S.TRANG - Y.TRINH

TT - Sương mù chưa kịp tan, con đường lên núi Dinh, núi Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chộn rộn tiếng cười nói của những người phụ nữ, những đứa trẻ tất tả lên núi bẻ măng rừng.

Phóng to

Em Nguyễn Hoàng Hiếu (con bà Trần Thị Dung ở Bình Dương) gọt măng giúp mẹ - Ảnh: S.T.

Ngôi nhà nhỏ cheo leo dưới chân núi Lớn (TP Vũng Tàu) là nhà của bà Nguyễn Hồng Đào. Nhà lụp xụp, bức tường được ghép với nhau bằng những tấm gỗ thông ép mỏng, hễ trời mưa là dột tứ bề.

Chồng mất, một mình bà nuôi bốn người con khôn lớn nhờ nghề bẻ măng rừng. Hơn 20 năm gắn với nghề, cứ đến mùa măng (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), bà lại xách bao lên rừng. “Hái được cọng măng cũng khó nhọc lắm. Mỗi lần hái về là phải tắm ngay vì rất ngứa. Nhiều đêm chỉ biết nằm gãi, chẳng thể ngủ được”.

Bà đưa tay chỉ những vết thẹo, vết trầy xước chằng chịt trên tay, chân của mình nói vui đó là “kỷ niệm” của những lần trèo núi, băng rừng để hái măng. Bà tự hào bảo rằng cực thì có cực nhưng cũng nhờ măng mà nuôi được đàn con nên người.

Vừa bẻ măng, bà Trần Thị Dung chỉ con út của mình là Nguyễn Hoàng Hiếu, cũng đang bẻ măng gần đó, nói: “Không quen trèo núi nên hai mẹ con bị té gãy chân mấy lần. Muốn hái được măng phải biết bò, trườn, lết đủ tư thế. Nhưng dù sao cũng đỡ hơn đi làm thuê. Mỗi ngày may mắn kiếm được hơn chục ký, bán lại cũng được hơn trăm ngàn gửi về nhà lo cho gia đình”. Nhà ở Bình Dương nhưng cứ đến mùa măng rừng là bà lại cùng con đến núi Lớn để mưu sinh.

Bà Lương Thị Rõ (thôn Chu Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành) cũng một mình mưu sinh với nghề bẻ măng rừng nuôi đàn con khôn lớn gần chục năm nay. Hằng ngày, cứ 5g sáng, bà lại leo núi bẻ măng để chiều về bán lại cho thương lái.

Mấy năm nay, bé Mập (con gái thứ hai của bà) cũng theo mẹ lên rừng. Cô bé 15 tuổi, nhỏ xíu so với tuổi của mình, thổ lộ: “Nhà khó khăn quá nên em nghỉ học đi hái măng kiếm tiền phụ mẹ lo cho em ăn học. Còn một ít tiền mẹ cho lại thì em dành dụm để sau này đi học bổ túc, học nghề”.

Bà Rõ bảo dù bé Mập đã đi hái măng được mấy năm nhưng bà vẫn không dám cho con đi một mình vì sợ lạc đường và gặp nguy hiểm.

“Bẻ măng trên núi cao, dốc dựng đứng, trơn trượt lại gặp rắn, rết, ong rừng... rất nguy hiểm. Mình có bị tai nạn cũng không sao chứ nó còn trẻ quá. Nhìn thân hình nhỏ xíu của con lẫn trong cây rừng mà ứa nước mắt. Hai mẹ con hứa với nhau hi vọng mùa măng này cố dư được chút đỉnh để mua bộ quần áo mới cho bé út đi học vì đồ của con đã rách cả rồi” - bà Rõ thổ lộ.

S.TRANG - Y.TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: mưu sinh măng rừng

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar