11/02/2020 10:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Ngay trước ngày chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa, thể thao Hà Nội lập hồ sơ di tích với tòa nhà một tầng của trạm phát sóng Bạch Mai để bảo tồn thì tòa nhà này đã bị chủ công trình đập bỏ một gian và dỡ gần hết phần mái ngói.

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 1.

Tòa nhà 1 tầng thuộc trạm phát sóng Bạch Mai đã bị chủ công trình đập bỏ một gian, xâm phạm các gian khác và dỡ gần hết phần mái ngói - Ảnh: T.ĐIỂU

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết ngày 10-2, tại Hà Nội, chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các phó chủ tịch UBND TP đã có một buổi làm việc với đại diện Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Nghiên cứu - bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam (Docomomo Vietnam) về kiến nghị bảo tồn các công trình thuộc trạm phát sóng Bạch Mai mà các đơn vị này đã gửi đến UBND TP Hà Nội tháng 12-2019.

Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội chủ trì phối hợp với VOV làm hồ sơ di tích, trước mắt là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, đối với tòa nhà một tầng (trong cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai, trước đó là Trạm vô tuyến điện báo do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20), trình lên để UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Từ đó để có cơ sở pháp lý thu hồi tòa nhà này (hiện đang do một công ty cổ phần quản lý) để quy hoạch lại làm lại di tích lịch sử văn hóa.

Tuy nhiên, ngay chiều 9-2, đơn vị quản lý tòa nhà này đã đập một phần tòa nhà và chỉ được UBND quận Hai Bà Trưng và phường Đồng Tâm yêu cầu tạm dừng việc phá dỡ vào sáng 10-2.

Ghi nhận tại hiện trường chiều 10-2 cho thấy một gian nhà sẽ tiếp giáp với mặt đường mới đã bị đập bỏ hoàn toàn, các gian nhà khác cũng bị xâm hại một phần, mái ngói đã bị tháo dỡ 4 gian trong tổng số 5 gian của tòa nhà.

Đặc biệt, biển tên bằng tiếng Pháp có nghĩa tiếng Việt là "Trạm vô tuyến điện báo" trên tường của tòa nhà đã bị cạo đi.

Hiện trường vẫn còn ngổn ngang gạch vỡ, khung cửa sập, thanh gỗ đỡ mái…

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 2.

Mái ngói của tòa nhà đã bị dỡ gần hết - Ảnh: T.ĐIỂU

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 10-2, một nhân viên của Công ty cổ phần Xây dựng thương mại dịch vụ văn hóa (đơn vị quản lý tòa nhà này) cho biết công ty không nhận được bất cứ văn bản chỉ đạo không đập bỏ tòa nhà này từ chính quyền địa phương mà chỉ có các văn bản trước đó giục phải đập một gian phạm vào dự án đường trên cao trước ngày 31-12.

"Tiện lúc họ bắt phá một gian này thì mình phá luôn thể", người này nói.

Ông cho biết mảnh đất của công ty đã được quy hoạch cho xây nhà cao không quá 46m, hơn một năm qua công ty này đã nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng và "chỉ còn đợi giấy phép xây dựng là đập hết để xây, trước sau cũng đập bỏ".

Trong khi đó, tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan tới trạm phát sóng Bạch Mai ngày 10-2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết khi nhận được kiến nghị bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai của một số đơn vị thì ông đã "lệnh cho UBND quận Hai Bà Trưng và các đơn vị thi công tạm dừng hết lại".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Kiến trúc sư Trương Ngọc Lân - phó chủ tịch Hội Nghiên cứu - bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam - nói rằng việc chủ công trình đập bỏ tòa nhà cho thấy "họ đã đặt lợi ích của đơn vị cao hơn lợi ích cộng đồng", bởi nguồn lợi kinh tế thu được là quá lớn cho chủ công trình từ việc phá dỡ để xây nhà cao tầng.

Đã quan sát công trình bị phá dỡ, kiến trúc sư Lân cho rằng việc khôi phục hình dáng của tòa nhà này không khó nhưng vì giá trị nguyên gốc ở những vị trí bị phá dỡ đã không còn nên công trình cũng bị giảm giá trị tổng thể.

Ông Lân cho rằng UBND TP Hà Nội cần khẩn cấp ra văn bản yêu cầu tạm dừng việc phá dỡ công trình này để bảo vệ kịp thời những gì còn lại.

Liên hệ với phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt về việc tòa nhà bị phá dỡ trong khi trước đó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo "tạm dừng hết lại", ông nói phóng viên liên hệ với văn phòng UBND quận.

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 3.

Tòa nhà đã bị xâm phạm nghiêm trọng ngay trước ngày Hà Nội quyết định lập hồ sơ di tích cho tòa nhà để bảo tồn - Ảnh: T.ĐIỂU

Khó bảo tồn căn biệt thự đọc hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến

Với căn biệt thự thuộc trạm phát sóng Bạch Mai tại ngõ 128C Đại La mà tối 19-12-1946 nữ phát thanh viên đầu tiên của Việt Nam - Thanh Ngân - đã đọc bản tin được dùng làm hiệu lệnh Toàn quốc kháng chiến, tại cuộc họp ngày 10-2, chủ tịch UBND TP Hà Nội nói không thể bảo tồn tại chỗ, còn việc di dời cũng rất khó khăn vì công nghệ không đáp ứng và không có đất công trống trong phạm vi bán kính 500m để đặt tòa nhà.

Tuy nhiên, chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho biết trong vài ba tuần tới UBND TP Hà Nội sẽ mời lại một lần nữa nhóm các đơn vị di dời, các "thần đèn" để đánh giá lại về khả năng di dời tòa nhà này.

"Nếu hội đồng đảm bảo di dời được thì chúng tôi sẽ cố gắng tìm một địa điểm để di dời tòa nhà đến. Còn nếu các thần đèn nói không thể di dời được thì không còn cách nào hơn được nữa là phải phá tòa nhà này. Dự án đường trên cao này 10.000 tỉ đồng, chậm một tháng là mất rất nhiều tiền lãi", ông Chung nói.

Trong trường hợp phá căn biệt thự, ông Chung cho biết Hà Nội sẽ làm hình ảnh 3D cho biệt thự này để có thể phục dựng lại ngôi nhà ở một thời điểm thích hợp.

Một số hình ảnh về công trình tòa nhà một tầng thuộc trạm phát sóng Bạch Mai bị tháo dỡ:

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 5.

Phần mái ngói của tòa nhà chỉ còn lại một gian - Ảnh: T.ĐIỂU

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 6.

Biển tên bằng tiếng Pháp có nghĩa tiếng Việt là “Trạm vô tuyến điện báo” trên tường của tòa nhà đã bị cạo đi - Ảnh: T.ĐIỂU

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 7.

Tòa nhà đã được quây tôn để phá dỡ - Ảnh: T.ĐIỂU

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 8.

Một gian nhà đã bị phá hủy hoàn toàn - Ảnh: T.ĐIỂU

Một phần trạm phát sóng Bạch Mai bị đập ngay trước ngày quyết định lập hồ sơ di tích - Ảnh 9.

Các gian còn lại cũng bị xâm phạm nhiều - Ảnh: T.ĐIỂU

Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng về công trình trạm phát sóng Bạch Mai

TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online ngày 23-12 cho biết, Hà Nội đang chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng về công trình trạm phát sóng Bạch Mai đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar