23/12/2019 10:25 GMT+7

Kiến nghị khẩn cấp bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã gửi thư kiến nghị lên TP Hà Nội đề nghị dừng việc phá dỡ 2 công trình thuộc trạm phát sóng Bạch Mai, khẩn cấp phối hợp các bên liên quan và cộng đồng để tìm các giải pháp phù hợp bảo vệ các công trình này.

Kiến nghị khẩn cấp bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai - Ảnh 1.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kiến nghị khẩn cấp bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Cùng đứng tên trong thư kiến nghị với Hội Kiến trúc sư Việt Nam còn có Hội Nghiên cứu - bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam (Docomomo Vietnam). Thư kiến nghị được gửi lên HĐND, UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội.

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, tài liệu về công trình này, các kiến trúc sư cho biết hiện cụm công trình trạm phát sóng Bạch Mai còn hai công trình khá nguyên vẹn là tòa nhà trạm phát thanh và biệt thự tại ngõ 128C Đại La, có giá trị lịch sử và kiến trúc đáng chú ý.

Đây là công trình ghi dấu ấn ra đời của ngành phát thanh truyền hình Việt Nam, nơi đầu tiên phát đi bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; đồng thời là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị mang phong cách kết hợp Pháp - Việt với nhiều chi tiết kiến trúc đặc sắc.

Vì vậy các các chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng của hai hội đã đồng lòng kiến nghị thành phố cần có giải pháp khẩn cấp để bảo tồn hai công trình này. "Việc mở rộng tuyến đường vành đai này là rất cần thiết đối với thành phố Hà Nội, nhưng chúng tôi - những nhà chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, kiến trúc, xây dựng và bảo tồn di sản - đã trăn trở suy nghĩ và kiến nghị thành phố cần có những giải pháp khẩn cấp để bảo vệ và phát huy giá trị cụm công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt này", thư kiến nghị viết.

Kiến nghị khẩn cấp bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai - Ảnh 2.

Công trình trạm phát thanh 1 tầng cũng có nguy cơ bị đập bỏ bởi phạm vào vỉa hè khoảng 3m - Ảnh: TRƯƠNG NGỌC LÂN

Các nhà chuyên môn cũng nêu rõ nếu thành phố cần tham khảo các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, bảo tồn và quản lý bền vững cụm công trình này thì các chuyên gia của hai hội luôn sẵn sàng đóng góp ý kiến.

Thư kiến nghị còn kèm theo những giải pháp chi tiết để bảo tồn với hai công trình này.

Theo đó, với công trình trạm phát thanh 1 tầng, các nhà chuyên môn cho biết trong thư kiến nghị, cần ngay lập tức tổ chức lập hồ sơ khảo sát, nghiên cứu để có cơ sở bổ sung công trình này vào danh mục các công trình kiến trúc có giá trị của Hà Nội và từ đó quản lý sử dụng công trình theo đúng quy định.

Kiến nghị khẩn cấp bảo tồn trạm phát sóng Bạch Mai - Ảnh 3.

Các nhà chuyên môn đề xuất phương án cắt móng, đặt trên hệ khung bánh xe di chuyển ngôi biệt thự tới vị trí mới - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Với công trình biệt thự, do nằm gọn trong chỉ giới đường đỏ nên khó giữ nguyên vị trí. Các nhà chuyên môn kiến nghị di chuyển toàn bộ biệt thự sang một vị trí khác, và xây dựng chương trình quản lý khai biệt thự này cùng với công trình trạm phát thanh. Có thể dùng ngân sách hoặc mở đấu thầu cho tư nhân tham gia vào bảo tồn tòa nhà.

Theo tính toán của các nhà chuyên môn này, di dời căn biệt thự theo phương pháp cắt móng, gia cố bằng bêtông cường độ siêu cao để tạo bề mặt móng chắc chắn rồi kê lên hệ thống dầm thép - gỗ - bánh xe di chuyển tới vị trí mới, chi phí mất khoảng 3,5 tỉ đồng, thực hiện trong thời gian khoảng 3 tháng.

Trước đó, tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đã ký công văn gửi UBND TP Hà Nội kiến nghị thành phố xem xét bảo tồn ngôi biệt thự thuộc trạm phát sóng Bạch Mai, và đài mong muốn phối hợp cùng Hà Nội tìm giải pháp. Công văn này được gửi đồng thời tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam để báo cáo.

Đài Tiếng nói Việt Nam kiến nghị giữ trạm phát sóng Bạch Mai, báo lên Thủ tướng

TTO - Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ vừa ký công văn ngày 17-12 gửi UBND TP Hà Nội kiến nghị thành phố xem xét bảo tồn ngôi biệt thự thuộc trạm phát sóng Bạch Mai, đài mong muốn phối hợp cùng Hà Nội tìm giải pháp.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar