11/02/2023 17:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Một phần Mặt trời bị vỡ và hình thành một cơn lốc: Chuyện gì đang xảy ra?

Vật chất từ ​​một sợi plasma phun trào từ bề mặt của Mặt trời đã vỡ ra và dường như tạo thành một cơn lốc xoáy giống như vương miện trên cực bắc của Mặt trời.

Một phần Mặt trời bị vỡ và hình thành một cơn lốc: Chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

Đoạn phim về cơn lốc từ Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA - Ảnh: TWITTER

Các nhà khoa học đang nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì giống như vậy xảy ra trên Mặt trời.

Trong giai đoạn hiện nay, sự tai quái của Mặt trời không hoàn toàn gây bất ngờ với các nhà khoa học. Mặt trời của chúng ta đang tăng cường hoạt động. Nó trở nên náo nhiệt hơn với hoạt động của vết đen và ngọn lửa pháo sáng phát ra.

Trong năm 2023 này, hằng ngày Mặt trời liên tục bùng phát pháo sáng. Vào tháng 1-2023, Mặt trời đã có nhiều đợt phun trào ngọn lửa pháo sáng cấp X và cấp M. Cấp X là đợt phun trào ngọn lửa pháo sáng lớn nhất từ trước đến nay.

Mặt trời đang trải qua chu kỳ hoạt động mới. Cứ 11 năm thay đổi chu kỳ một lần. Nó hoạt động từ tương đối yên tĩnh đến hoàn toàn huyên náo.

Các chu kỳ này trùng với các dao động trong từ trường của Mặt trời. Khi từ trường ở mức yếu nhất tại các cực, các cực từ của Mặt trời đổi chỗ cho nhau và cực của từ trường bị đảo ngược. Đây là khi nó hoạt động mạnh nhất, được gọi là cực đại của Mặt trời.

Một phần Mặt trời bị vỡ và hình thành một cơn lốc: Chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 2.

Một phần Mặt trời vỡ ra tạo thành lốc xoáy - Ảnh: TWITTER

Chúng ta đang ở thời điểm cực đại của năng lượng Mặt trời.

Mặt trời rất bí ẩn và khó dự đoán, nên chúng ta không biết chính xác khi nào sự đảo cực sẽ xảy ra. Các nhà khoa học thường chỉ có thể đưa ra ý kiến sau khi sự kiện xảy ra. Tuy nhiên, dự đoán hiện tại của các nhà khoa học cho rằng đỉnh cực đại của Mặt trời sẽ rơi vào tháng 7-2025.

Nhưng chu kỳ hiện tại cũng hơi lạ. Không phải tất cả các chu kỳ năng lượng Mặt trời đều được xây dựng giống nhau: Một số mạnh hơn, một số yếu hơn.

Nhà vật lý năng lượng Mặt trời Scott McIntosh thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ - người đã quan sát Mặt trời trong nhiều thập kỷ và cố gắng tìm hiểu các chu kỳ của nó - nói với trang Space.com rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy một "xoáy" giống như "xoáy" vừa xảy ra: Một mảnh của Mặt trời đã bị phá vỡ và bị cuốn vào bầu khí quyển.

Chúng ta sẽ phải chờ để tìm hiểu thêm về sự kiện kỳ lạ này.

Các nhà khoa học chắc chắn hiện đang phân tích lượng dữ liệu phong phú mà họ có từ các đài quan sát suốt ngày đêm. Vì vậy hy vọng thời gian chờ đợi sẽ không quá lâu. Bởi vì các cực của hệ Mặt trời rất khó quan sát nên những phát hiện này sẽ rất thú vị.

Lửa Mặt trời cực mạnh đánh sập các đài vô tuyến sóng ngắn khắp Thái Bình Dương

Vết đen Mặt trời AR3213 hiện đang hướng về phía Trái đất và có khả năng phát ra lửa Mặt trời cường độ cao hơn, gây sự cố mất điện vô tuyến nghiêm trọng ở nhiều nơi hơn nữa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar