04/04/2021 12:52 GMT+7

Món canh rau muống nấu đậu phộng của cha

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Với tôi, lần đầu bắt gặp những lọn rau muống thân dài suôn màu xanh ngả bạc bày trên sạp ven con đường nhỏ trong buổi chiều hôm ấy, tự dưng hình ảnh về nồi canh rau muống từ xưa rất xưa lại hiện về.

Đường Bắc Hải, Q.10, TP.HCM có đoạn thắt cổ chai, trên hướng đi làm về ngay chỗ đường bắt đầu hẹp lại ấy có một sạp rau củ quả thực phẩm bán từ chiều tới tối. Ở đây thường xuyên có loại rau muống gieo hạt. 

Với tôi, lần đầu bắt gặp những lọn rau muống thân dài suôn màu xanh ngả bạc bày trên sạp ven con đường nhỏ trong buổi chiều hôm ấy, tự dưng hình ảnh về nồi canh rau muống từ xưa rất xưa lại hiện về.

Hồi nhỏ ở quê, bố tôi dường như không tham gia chuyện bếp núc, nhưng hôm đó má tôi mua được bó rau muống to, chẳng hiểu sao bố cao hứng bảo để rau muống đó bố làm món canh. Thấy sự lạ nên tôi cà rà theo bố xem hôm nay có món gì mới. 

Thoạt đầu bố đem chiếc cối đá ra và lấy một nắm đậu phộng sống (đã bóc vỏ) cho vào giã. Hạt đậu vỡ đôi, vỡ nữa rồi nát ra, các lớp vỏ lụa bong lên, bố ghé miệng vừa giã vừa thổi nhè nhẹ cho các vỏ lụa bay đi. Khi đậu đã giã nát với hầu hết vỏ lụa đã bay khỏi, bố trút ra chén. Sau đó bắc nồi nước lên, đổ chén đậu phộng đã giã ấy vào nấu. 

Hồi ấy nhà còn dùng bếp củi, nên công việc nấu đậu này phải cẩn thận vì khi nước sôi, có một số đậu nổi lên và rất dễ trào ra ngoài, hỏng cả.

Việc chuẩn bị rau muống tôi được bố sai lặt sạch lá úa và để rau còn nguyên cây chứ không ngắt ra thành từng đoạn theo kiểu chuẩn bị rau để luộc. 

Bố lật chiếc thớt me ra, liếc thanh dao phay bén ngót rồi xắt rau muống thành đừng đoạn ngắn. Cái này bố gọi lá xắt mịn, mỗi đoạn chưa tới một phân, ngắn hơn cả lối xắt rau muống nấu cho heo mà tôi vẫn thấy hàng xóm thường làm. 

Vừa xắt rau vừa trông chừng nồi nước, khi nước mảy mảy là rút bớt củi để duy trì nước vẫn sôi mà đậu không trào. Sôi một hồi đậu phộng chín rồi thì cho rau muống vào, thêm củi để nồi rau sôi bùng lên, trộn đều và rau chín trong khi màu vẫn xanh tươi. Lúc này chỉ nêm ít muối cho vừa miệng chứ tuyệt nhiên không dùng gia vị.

Bữa cơm hôm đó với tôi thật ấn tượng vì mùi đậu phộng quyện với mùi rau muống trong tô canh thật thơm tho khó tả. Cả nhà ai cũng vội ăn để "còn đi làm", chỉ tôi băn khoăn rằng đậu phộng là thứ quen, rau muống thì quá quen, mà sao hai thứ nấu với nhau lại thành ra một mùi thơm lạ như vậy. 

Đã thế, canh rau muống nấu kiểu này còn có vị béo của đậu phộng không lẫn vào đâu được. Có món đậu phộng vào, tự dưng tô rau muống sang hẳn ra, lạ lẫm hơn lên, và món này càng ăn vị béo càng được duy trì vì đậu phộng chìm bên dưới rau muống.

Sau này lớn lên tha thẩn giao lưu với xóm giềng, thấy làng tôi mặc dù rất thường ăn rau muống nhưng không còn nhà nào nấu món canh rau muống đậu phộng như vậy. 

Đến thời sinh viên khốn khó, để bù vào những bữa ăn thiếu đạm ở ký túc xá, tôi lại làm món canh rau muống đậu phộng theo kiểu bố. 

Tụi bạn trong phòng (xuất thân có cả Bắc, Trung, Nam) vì thấy lạ nên nếm thử, khen ngon rồi chén sạch và đều thừa nhận là chưa thấy bao giờ. Kể cũng lạ.

Rồi đứa con ngày xưa đã thành bố, vẫn tự hỏi không biết ai đã nghĩ ra cách phối hợp hương vị giữa rau muống và đậu phộng trong một nồi canh như vậy? 

Mà có khi nào các cụ đồ nho sành dược lý ngày xưa nghĩ ra không, rau muống tên chữ là không tâm thái, còn đậu phộng là lạc hoa sinh, cả hai đều hiện diện trong sách thuốc từ xưa, biết đâu món canh này còn có tác dụng gì đó về y dược mà bố chưa kịp nói lại cho tôi chăng?

Nồi cá nục Phan Rí kho nghệ của má tôi

TTO - Cá nục kho đối với dân xứ biển là món "thiên kinh địa nghĩa" - không có chi quen thuộc bằng. Nhưng món cá nục kho nghệ của má vẫn làm tôi lạ lẫm. Là vì không bắt gặp ở đâu nồi cá nục kho nghệ vàng ươm với các con cá lớp mặt đều "vểnh đuôi" lên.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar