10/08/2019 06:42 GMT+7

Miễn phí sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp mới cho 1.000 phụ nữ

L.ANH
L.ANH

TTO - Chương trình bắt đầu từ ngày 13-8 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kéo dài trong 3 tháng cho 1.000 phụ nữ, bằng phương “ứng dụng kỹ thuật quang điện TruScreen trong sàng lọc ung thư cổ tử cung” lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương - giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - cho hay nguyên lý của phương pháp “ứng dụng kỹ thuật quang điện TruScreen trong sàng lọc ung thư cổ tử cung” là sử dụng mức điện áp thấp và chùm tia quang học đa bước sóng kiểm tra cổ tử cung, thông qua một đầu dò của thiết bị cầm tay chạm lên bề mặt cổ tử cung, để đo những thông số biến đổi ở cổ tử cung cho những đối tượng được sàng lọc.

Tín hiệu được ghi nhận sẽ so sánh với hệ thống dữ liệu mô học đã lưu sẵn trong phần mềm của thiết bị. 

Các dữ liệu mô học này đã được chọn lọc và mã hóa thành thuật toán phân tích tự động, từ đó giúp phát hiện các trường hợp nghi ngờ và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để phát hiện bệnh.

Theo bác sĩ Chương, các kỹ thuật hiện đang áp dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung có thời gian chờ đợi cho kết quả trong vòng 1 tuần, nhưng ứng dụng kỹ thuật mới này sẽ cho kết quả tức thì chỉ trong vài phút thực hiện, rất dễ sử dụng và thuận lợi khi triển khai trên diện rộng.

Đây cũng là phương pháp không xâm lấn, không cần sinh thiết nhưng độ chính xác lên tới 80%.

Theo bác sĩ Chương, phương pháp mới này có thể sử dụng cho phụ nữ 25-65 tuổi đã có quan hệ tình dục và nằm trong diện cần thiết phải sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Hiện tại, Bộ Y tế đã có quyết định cho phép Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện thí điểm, miễn phí 1.000 ca, sau giai đoạn thí điểm Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội sẽ báo cáo kết quả và quy trình kỹ thuật đã được xây dựng về Bộ Y tế để được xem xét và triển khai rộng rãi phương pháp này.

Ung thư cổ tử cung: mỗi năm phát hiện 60.000 ca mắc mới

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ Việt Nam (sau ung thư vú), mỗi năm có khoảng 60.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới được phát hiện, tỉ lệ tử vong tương đương 50% số mắc mới, do nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn. Trong khi nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị hiệu quả, đã có những quốc gia như Úc, tỉ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đang giảm dần về mức 0%.



Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, ung thư cổ tử cung được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar