11/01/2019 10:05 GMT+7

Trí tuệ nhân tạo phát hiện ung thư cổ tử cung tốt hơn chuyên gia

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Một nghiên cứu vừa chứng minh trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phát hiện dấu hiệu tiền ung thư tốt hơn nhiều so với các chuyên gia đã qua đào tạo hay các phương pháp tầm soát truyền thống.

Trí tuệ nhân tạo phát hiện ung thư cổ tử cung tốt hơn chuyên gia - Ảnh 1.

Ảnh (minh họa): AFP

Kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí y khoa Journal of the National Cancer Institute ngày 10-1.

Ông Mark Schiffman, tác giả nghiên cứu nêu trên, cho biết: " cổ tử cung hiện nay là căn bệnh của nghèo nàn và thiếu thốn cơ sở vật chất".

Theo hãng tin AFP, ông Mark Schiffman là bác sĩ tại khoa Dịch tễ học ung thư và di truyền học thuộc Viện ung thư quốc gia của Mỹ, cũng là người đã nghiên cứu liệu pháp điều trị ung thư cổ tử cung 35 năm qua,

"Chúng tôi đang cố tìm ra những cách thức rẻ tiền tối đa, dễ dàng tối đa nhưng cũng chính xác để chúng ta có thể tấn công bệnh ung thư cổ tử cung bằng văcxin, thông qua kỹ thuật đơn giản trên điện thoại di động hay một thứ tương tự", ông Mark Schiffman nói.

Ông Schiffman là thành viên của nhóm nghiên cứu đã xây dựng một thuật toán từ kho dữ liệu lưu trữ của hơn 60.000 hình ảnh cổ tử cung được thu thập từ Costa Rica.

Nghiên cứu này được bắt đầu vào những năm 1990, liên quan tới hơn 9.400 phụ nữ có tình trạng sức khỏe được theo dõi trong suốt thời gian sau đó lên tới 18 năm.

Kỹ thuật AI này, được gọi là đánh giá hình ảnh tự động, đã có thể phát hiện những tế bào mang tín hiệu tiền ung thư với độ chính xác tới 91%.

Trong khi đó, ở cùng năng lực chẩn đoán dấu hiệu tiền ung thư của bệnh ung thư cổ tử cung, một chuyên gia đã qua đào tạo có khả năng phát hiện bệnh với độ chính xác 69%. Các phương pháp tầm soát truyền thống, xét nghiệm Pap (sàng lọc tế bào cổ tử cung), cho kết quả chính xác là 71%.

Trong số những phụ nữ thuộc độ tuổi 25-49, nhóm tuổi đối mặt với nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao nhất), thuật toán AI thậm chí còn dự đoán chính xác với tỉ lệ cao hơn, 97,7%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Năm 2018 ước tính có khoảng 570.000 ca mắc mới bệnh này.

Bất kể thực tế đã có nhiều tiến bộ lớn trong công tác tầm soát và tiêm phòng vắc-xin giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, những thành tựu này cho tới nay chủ yếu mới đem lại lợi ích cho phụ nữ tại các quốc gia giàu có.

Năm 2012 có khoảng 266.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. 90% trong số họ là những người sống tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, theo thống kê của WHO.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư thường gặp và gây tử vong ở nữ giới.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Vì sao các cơ sở thẩm mỹ 'chui' vẫn ngang nhiên tồn tại, không quảng cáo rầm rộ mà vẫn có khách tìm đến?

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Trong thời gian không có máy PET/CT chụp cho bệnh nhân, các bác sĩ cho biết có thể chuyển sang phương pháp khác như chụp MRI, CT.

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

Nọc bò cạp xanh sẽ được điều chế thành thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

WHO khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2, như lây truyền từ động vật hay rò rỉ phòng thí nghiệm, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu vì thiếu thông tin cần thiết.

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar