25/08/2021 10:03 GMT+7

Messi và chuyện lắt léo chữ nghĩa

TRƯỜNG LÂN
TRƯỜNG LÂN

TTO - Còn nhớ ngày 9-8, nhật báo thể thao L’Équipe (Pháp) in ảnh Messi trên trang nhất với tít lớn 'Paris vaut bien un Messi' mà một vài tờ báo ở nước ta dịch là 'Paris rất xứng đáng với một Messi' hoặc 'Paris xứng đáng có Messi'.

Messi và chuyện lắt léo chữ nghĩa - Ảnh 1.

Trang nhất nhật báo L’Équipe số 9-8-2021

Nhật báo L’Équipe chơi chữ

Thật ra khi chạy tít này, L’Équipe đã chơi chữ rất thâm thúy, mà để thưởng thức được điều này, chúng ta cần quay về nước Pháp nửa sau thế kỷ 16 - khi chiến tranh tôn giáo giữa Công giáo và Tin Lành chia rẽ trầm trọng đất nước.

Do không có con trai thừa kế, vua Henri III (1551 - 1589) trước khi mất đã chọn Henri de Bourbon (1553 - 1610) - một tín đồ Tin Lành - làm người nối ngôi. 

Henri de Bourbon trở thành vua Henri IV của Pháp nhưng vẫn phải đối phó với chiến tranh tôn giáo. Để củng cố sự hợp thức, Henri IV cải đạo sang Công giáo vào ngày 25-7-1593.

Vào dịp này, Henri IV nói: "Paris vaut bien une messe". Câu này có nghĩa là Paris đáng giá để ông dự thánh lễ (tức nước Pháp và ngai vàng đáng giá để ông trở thành tín đồ Công giáo). 

Trong xã hội Pháp ngày nay, câu nói của Henri IV trở thành ngạn ngữ và được dùng theo nghĩa rộng khi đề cập đến việc đánh đổi hoặc hy sinh một điều gì đó để được một điều khác có giá trị tương đương (hoặc cao hơn).

Trở lại tít lớn nói trên, ta thấy L’Équipe đã sử dụng ngạn ngữ và chỉ thay "une messe" thành một từ khá giống là "un Messi". 

Vì vậy, tít này nên đặt trong mối liên hệ với ngạn ngữ để hiểu đúng hàm nghĩa của nó. Vận dụng phép tương tự hóa, ta thấy được thông điệp của L’Équipe trong tít trên là: vô địch Ligue 1 và cúp C1 châu Âu đáng giá để chiêu mộ một người như Messi.

Câu chuyện này làm liên tưởng đến những lắt léo trong ngôn ngữ, nhất là khi dịch thuật, mà dưới đây là một minh họa.

Văn tế Francis Garnier của Nguyễn Khuyến

Francis Garnier (1839 - 1873) là sĩ quan hải quân Pháp bị quân Cờ Đen giết chết tại trận Cầu Giấy (Hà Nội). Để tạo thuận lợi cho việc nghị hòa với Pháp, tổng đốc Hà Nội tổ chức lễ truy điệu Francis Garnier và nhờ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) soạn văn tế.

Trong bài văn tế này, Tam nguyên Yên Đổ viết: Tóc ông quăn, mũi ông lõ. […] Mắt ông chiếu kính thiên lý, đít ông cưỡi lừa; Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông huýt chó. […] Ông định giết thằng Đen để yên con đỏ. 

Nào ngờ nó chém đầu ông đi, nó bêu mình ông đó. Khốn nạn thân ông, đ. mẹ cha nó. Nay tôi vâng mệnh các quan, tế ông một cỗ. […] Ông ăn cho no, ông uống cho đủ. Hồn ông lên thiên đường, phách ông vào địa hộ […].

Đọc bài văn tế, ta chẳng những không thấy buồn thương mà lại còn bật cười bởi cách dùng từ, chơi chữ và chửi xỏ của tác giả. Nếu ai đó muốn dịch bài văn tế sang tiếng Pháp để tố giác với chính phủ bảo hộ, người ấy hẳn sẽ thất vọng. 

"Mũi lõ" trong tiếng Việt ngoài nghĩa là mũi cao gồ hẳn lên còn mang sắc thái châm chọc. "Mũi lõ" khi dịch sang tiếng Pháp sẽ trở thành "mũi cao" hoặc "mũi gồ", nhưng sắc thái châm chọc không còn nữa.

Cách chơi chữ lắt léo lấy "đít" đối với "miệng" rồi gắn với "lừa" và "chó" (đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó) dù dịch trung thành sang tiếng Pháp thì người Pháp cũng khó cảm được nghĩa châm biếm, trào phúng như trong văn hóa Việt.

Cuối cùng, lối chửi "đ. mẹ cha nó" mang nghĩa nước đôi. "Cha nó" có thể là cha của kẻ đã chém Francis Garnier nhưng cũng có thể hiểu là cha của viên sĩ quan vừa chết trận. Sắc thái chửi đổng này rất khó dịch sang tiếng Pháp.

Những lý do trên, cộng với việc đang cần thu phục lòng người (nhất là với một bậc đại khoa có uy tín như Nguyễn Khuyến), khiến người Pháp ngậm bồ hòn làm ngọt. Dù không được tổng đốc Hà Nội cho đọc tại lễ truy điệu, bài văn tế vẫn nhanh chóng được truyền miệng trong nhân dân.

Lionel Messi chuyển đến thi đấu cho Câu lạc bộ Paris Saint-Germain thì liên quan gì đến chuyện lắt léo chữ nghĩa nhỉ?

Messi chưa ra mắt, PSG trận thứ hai liên tiếp ghi 4 bàn vào lưới đối thủ

TTO - Rạng sáng 21-8, "gã nhà giàu" PSG đã đánh bại chủ nhà Brest 4-2 ở vòng 3 Giải vô địch Pháp (Ligue 1). Đây là trận thứ hai liên tiếp, PSG ghi 4 bàn vào lưới đối thủ.

TRƯỜNG LÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Theo phó chủ tịch, phó giám đốc Quỹ học bổng Trần Văn Khê Nguyễn Thế Thanh, giáo sư Trần Văn Khê đã dành trọn đời mình để bảo tồn, truyền bá và đưa âm nhạc dân tộc vươn tầm thế giới. Ông thực sự đã để lại cho đời một di sản sống.

Giáo sư Trần Văn Khê đã để lại cho đời một di sản sống

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Đông đảo độc giả, khán giả và văn nghệ sĩ đã đến với buổi giao lưu ra mắt bút ký chân dung 'Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão' vào sáng 28-6 tại Đường sách TP.HCM.

Nghệ sĩ Hữu Châu và cuốn sách dâng lên má Ba Thanh Nga

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Ngày 27-6, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế về kiểm soát buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nhật Bản.

Sợ cơm lươn unagi quốc hồn quốc túy gặp khó, Nhật Bản phản ứng với châu Âu

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Nhiều nghệ sĩ tên tuổi góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra trên đường đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), phục vụ người dân miễn phí.

Nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, Trọng Phúc, Hữu Quốc hát chào mừng TP.HCM mới

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Từ năm 2015, Parma - thuộc vùng Emilia Romagna của nước Ý - được UNESCO vinh danh là 'Thành phố sáng tạo về ẩm thực'. Không chỉ nổi bật với di sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa phong phú, Parma còn khiến du khách say mê bởi kho tàng ẩm thực đặc sắc.

Khám phá di sản ẩm thực Parma: Cái nôi của phô mai và thịt nguội số 1 nước Ý

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm

'Dù bạn làm gì, viết gì đi chăng nữa thì hãy ghi nhớ sứ mệnh của mình. Tôi là nhà văn, người kể chuyện và truyền cảm hứng qua con chữ' - nhà văn Đông Tây chia sẻ.

Viết văn giống như nấu ăn, mùi thơm món ăn ngon sẽ lan sang hàng xóm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar