20/04/2025 11:34 GMT+7

Lược đồ nhạc cổ điển 140 năm

Nhạc rock có bảng xếp hạng những album hay nhất mọi thời. Nhạc jazz có bảng xếp hạng những album hay nhất mọi thời. Cớ sao nhạc cổ điển lại không?

nhạc cổ điển - Ảnh 1.

Wagner và Beethoven sở hữu 2 bản ghi âm nhạc cổ điển top đầu thế giới

Mới đây, tạp chí BBC Music đã mời các nhà phê bình cùng chọn ra 50 bản ghi âm nhạc cổ điển hay nhất mọi thời. Gọi là mọi thời, nhưng kỳ thực chỉ khoảng 140 năm.

Bởi nhạc cổ điển đã có hàng trăm năm nhưng phải mãi đến năm 1888, bản ghi âm đầu tiên của nhạc cổ điển mới được thực hiện, đó là một tác phẩm thanh xướng kịch của Handel mang tên Israel ở Ai Cập.

Vì thế nhạc cổ điển, tuy gọi là cổ điển nhưng những gì khán giả ngày nay được nghe đều là những màn diễn tấu rất hiện đại - sau rốt, chúng ta chẳng ai biết chính xác Chopin đã thể hiện âm nhạc của mình ra sao, chúng ta chỉ có thể nghe qua Maurizio Pollini hay Claudio Arrau.

Với những ai vẫn luôn hỏi muốn tìm hiểu về cổ điển phải bắt đầu từ đâu đây?

Thì bảng xếp hạng của BBC là một bản đồ âm nhạc tinh gọn, với những "địa hình" vô cùng phong phú: những ngọn núi giao hưởng, những khu rừng opera, những đại dương concerto, những dòng suối của nocturne, sonata, etude...; với những "tộc trưởng" của nhạc cổ điển: những Yehudi Mehunin, Martha Argerich, Yevgeny Mravinsky, Glenn Gould, Maria Callas...

Và khác với những thể loại đại chúng nơi người ta thường xuyên đem chính trị, màu da, giới tính vào để chất vấn gu âm nhạc của giới phê bình, cái bảo thủ của nhạc cổ điển, thứ nhạc vốn rất trắng, rất nam tính - có khi lại là điều tốt khi đem phân cao thấp: tiêu chí xếp hạng duy nhất thực sự chỉ là âm nhạc, chẳng bị ảnh hưởng bởi tinh thần "woke", chẳng ai được "cộng điểm" vì đại diện cho nhóm bên lề.

Những lựa chọn đều có vẻ hiển nhiên. Xếp ở hai vị trí cao nhất đều là bản thu của dàn nhạc giao hưởng Vienna, với hai tác phẩm vở opera Chiếc nhẫn của người Nibelung của Wagner và Giao hưởng số 5 - số 7 của Beethoven.

Với vở opera của Wagner, người đứng đầu hãng ghi âm Decca khi ấy đã quyết tâm ghi âm buổi trình diễn như một vở kịch âm thanh, tạo nên một sân khấu vô hình trong tâm trí của những người nghe nhạc và chỉ qua tiếng nhạc mà hình dung ra những khung cảnh trác tuyệt, từng khuôn hình cho câu chuyện đầy chất sử thi về một chiếc nhẫn đã làm tha hóa cả người lẫn thần ra sao, để rồi dẫn đến sự sụp đổ của thánh thần.

Còn với hai bản giao hưởng kinh điển của Beethoven - hai tác phẩm cũng có quá nhiều bản ghi âm vĩ đại: phiên bản tràn trề cảm xúc của nhạc trưởng Leonard Bernstein, phiên bản thanh nhã của nhạc trưởng Claudio Abbado, phiên bản gây choáng ngợp của nhạc trưởng Herbert von Karajan - các nhà phê bình lại lựa chọn phiên bản dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng người Áo Carlos Kleiber.

Sinh thời, Kleiber rất hiếm khi ghi âm. Là một trong những nhạc trưởng xuất sắc nhất của thế kỷ 20 nhưng ông luôn né tránh công chúng, thường xuyên hủy sự kiện trước ngày diễn và không thể "chịu được cái ý nghĩ rằng khán giả ngồi nhà với bản nhạc trên tay... nhận ra mọi lỗi sai".

Bản ghi âm giao hưởng Beethoven nằm trong số ít những gì mà Kleiber để lại cho những người sinh sau đẻ muộn hay những kẻ ở bên kia thế giới, chẳng biết có ai bắt được lỗi nào không nhưng chắc chắn khi nghe nó là ta đang được diện kiến một tài hoa thuộc về thời đã xa.

Và có lẽ cũng sẽ chẳng ai tranh cãi khi bảng xếp hạng xếp rất cao những bản ghi âm của Glenn Gould chơi Golden Variations của Bach năm 1955 hay vở opera Tosca của Puccini với Maria Callas ở đỉnh cao trong vai chính, nàng danh ca Tosca đầy đam mê, dũng cảm nhưng cũng lắm mâu thuẫn và bi kịch.

Đó đều là những bản ghi âm đã tái định hình chính tác phẩm gốc dù chúng đã tồn tại qua bao thế kỷ.

Chẳng hạn, ngón đàn piano của Glenn Gould tạo nên một phiên bản Golden Variations tốc độ, trong vắt, sắc lẻm, loại bỏ toàn bộ những dư âm mà pedal mang lại để tạo nên vẻ hiện đại, chính xác, toán học và điều đó khiến toàn bộ giới mộ điệu sốc ngang sốc ngửa.

Gould, khi ấy chỉ 22 tuổi, đã biến âm nhạc của Bach, vốn thường bị coi là quá hàn lâm, thường chỉ được diễn tấu trên hapischord, trở nên đầy sinh lực.

Tất nhiên, ngoài những lựa chọn tất lẽ dĩ ngẫu ấy, có lẽ đâu đấy người ta cũng sẽ hỏi: tại sao chọn Nocturne lại chọn Arrau mà không chọn Rubinstein hay thậm chí là, tại sao không có đĩa nhạc nào của Rubinstein...

Chẳng sao cả, chẳng có bảng xếp hạng nào là chung cuộc, nghệ thuật đâu phải cuộc đấu vật để xem ai thắng ai thua. Sau rốt, đó chỉ là một lược đồ, giúp ta bước chân vào đó và rồi vẽ bản đồ của riêng mình.

Đời sau viết nốt Bản giao hưởng số 10 của Beethoven

TTO - Nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven qua đời năm 1827, khi ông vừa bắt tay viết Bản giao hưởng số 10. Bản nhạc này mới chỉ có một số nốt nhạc phác ra trên giấy và vài ý tưởng ông ghi bên cạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Dù mang thông điệp ý nghĩa, remake từ kiệt tác Oscar CODA và có sự góp mặt của 'con cưng phòng vé' Trương Tịnh Nghi, Độc nhất vô nhị vẫn trở thành bom xịt đáng thất vọng, nối tiếp chuỗi thất bại của điện ảnh Hoa ngữ thời gian gần đây.

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Duy Mạnh nói mong được nộp phạt vì từng quảng cáo sai sự thật

Một số tin tức nổi bật: Ca sĩ Duy Mạnh nhận lỗi, mong được nộp phạt vì từng quảng cáo sai sự thật; Cư dân mạng 'đào' lại vai lồng tiếng của Trấn Thành; Conan bất ngờ hợp tác cùng Mission: Impossible...

Duy Mạnh nói mong được nộp phạt vì từng quảng cáo sai sự thật

Justin Bieber mặc đồ nổi loạn đến mức bị đồn là nghiện

Chỉ cần nhìn kỹ những bức ảnh paparazzi gần đây ở Hollywood, khán giả sẽ có cảm giác như đang bị 'ném ngược' về giữa thập niên 2000. Thời kỳ mà các ngôi sao khi không làm việc, dường như chẳng mấy bận tâm đến stylist hay hình ảnh công chúng.

Justin Bieber mặc đồ nổi loạn đến mức bị đồn là nghiện

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Tại sự kiện có nhiều giọng ca thực lực, Hà Nhi hát live bài mới và nói đàn chị Lệ Quyên hát hay hơn cô. Lệ Quyên 'cãi' và lôi cả anh cả Bằng Kiều vào cuộc.

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Liên hoan phim Cannes từ lâu đã nổi tiếng với việc tôn vinh những tác phẩm điện ảnh táo bạo, mang đậm dấu ấn cá nhân và không ngại đụng chạm đến những chủ đề nhạy cảm.

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Làm phim tốn thời gian, cực như một con dòi, được gì?

Trong buổi họp báo ra mắt phim Mặt trời lạnh, đạo diễn Lê Hùng Phương bất ngờ công bố mình sẽ dừng làm phim cho đến khi nào cảm thấy hạnh phúc trở lại mới suy nghĩ tiếp.

Làm phim tốn thời gian, cực như một con dòi, được gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar