16/07/2025 06:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loro Piana bị tòa giám sát vì cáo buộc bóc lột lao động: Góc tối của thời trang xa xỉ

Sau Gucci, Armani, Dior và các tên tuổi lớn khác, thương hiệu cao cấp Loro Piana - trực thuộc tập đoàn xa xỉ LVMH - trở thành cái tên tiếp theo trong ngành thời trang Ý bị tòa án giám sát vì liên quan đến lạm dụng lao động trong chuỗi cung ứng.

Loro Piana - Ảnh 1.

Loro Piana là cái tên mới nhất trong chuỗi bê bối làm hoen ố hình ảnh của các nhãn hàng xa xỉ Ý - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters cho biết theo phán quyết dài 26 trang, tòa án Ý ra lệnh giám sát hoạt động của Loro Piana trong vòng một năm. Đây là kết quả từ cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2023, nhằm làm rõ các hành vi bóc lột trong chuỗi cung ứng gia công cho các thương hiệu xa xỉ tại Ý.

Loro Piana xác nhận nguyên nhân là do một nhà cung cấp tự ý chuyển việc sản xuất cho bên thứ ba mà không báo trước, điều này vi phạm cả pháp lý lẫn hợp đồng đã ký. Thương hiệu tuyên bố đã ngay lập tức chấm dứt hợp tác với nhà cung cấp khi phát hiện sự việc.

Cuộc điều tra khởi động vào tháng 5 sau khi một công nhân người Trung Quốc tố cáo bị chủ đánh đập dẫn đến thương tích cần đến 45 ngày điều trị, khi đòi 10.000 euro tiền lương còn nợ.

Bóc trần mặt tối ngành xa xỉ

Cảnh sát sau đó tiến hành đột kích nhiều xưởng do người Trung Quốc vận hành quanh khu vực Milan, phát hiện vi phạm nghiêm trọng về điều kiện lao động, xây ký túc xá trái phép và môi trường sống mất vệ sinh.

Điển hình là họ phát hiện một xưởng sản xuất áo khoác cashmere gắn nhãn Loro Piana, nơi có 10 lao động người Trung Quốc - trong đó có 5 người nhập cư trái phép - bị ép làm việc tới 90 giờ mỗi tuần, không có ngày nghỉ, với mức lương chỉ 4 euro/giờ.

Những công nhân này còn phải ngủ trong các phòng ở tạm bợ, dựng trái phép ngay trong khuôn viên xưởng.

Loro Piana - Ảnh 2.

Trước đó, các thương hiệu đình đám khác như Valentino, Dior (thương hiệu lớn thứ hai thuộc LVMH), Armani và hãng túi xách Alviero Martini của Ý cũng bị tòa án giám sát vì những cáo buộc tương tự liên quan đến bóc lột lao động - Ảnh: Prestige Online

Tòa án Milan xác định rằng Loro Piana giao sản xuất cho hai công ty trung gian - thực chất là "vỏ bọc", không có năng lực sản xuất - và hai công ty này tiếp tục chuyển công việc cho các xưởng may thuộc sở hữu người Trung Quốc tại Ý.

Hiện tại các chủ sở hữu của các công ty trung gian và xưởng gia công đều đang bị điều tra vì hành vi bóc lột lao động và sử dụng lao động "ngoài sổ sách". Trong khi đó, dù bị giám sát tư pháp, Loro Piana lại không đối mặt với cáo buộc hình sự nào.

Loro Piana nhấn mạnh "đang liên tục rà soát và sẽ tiếp tục siết chặt các quy trình kiểm tra và giám sát" để đảm bảo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức.

Tòa án Milan kết luận Loro Piana cố tình tạo ra lỗ hổng trong khâu giám sát chuỗi cung ứng, chủ yếu nhằm theo đuổi lợi nhuận cao hơn.

Loro Piana - Ảnh 3.

Ý hiện là nơi sản xuất đến 50 - 55% hàng hóa xa xỉ toàn cầu, theo ước tính của Bain & Company. Trong bối cảnh danh tiếng ngành thời trang Ý đang bị tổn hại nặng nề, các thương hiệu lớn đã ký một hiệp ước với chính phủ vào tháng 5 để chống lại nạn bóc lột lao động - Ảnh: RTE

Gia công rẻ, gắn mác xa xỉ để thu lợi nhuận khủng

Các công tố viên cho biết tình trạng vi phạm luật lao động và an toàn trong ngành thời trang Ý xảy ra rất thường xuyên.

Tòa án nhấn mạnh: việc hoàn toàn giao phó quy trình sản xuất công nghiệp cho các đơn vị gia công không chỉ giúp cắt giảm chi phí nhân công, mà còn làm giảm trách nhiệm hình sự và hành chính của doanh nghiệp đối với điều kiện lao động.

Loro Piana - Ảnh 4.

Đây là cách các thương hiệu tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách đẩy phần "dơ bẩn" nhất của chuỗi giá trị ra khỏi vùng kiểm soát trực tiếp - Ảnh: Grazia Singapore

Dựa vào kết quả điều tra, Loro Piana đặt may khoảng 6.000 - 7.000 áo khoác mỗi năm qua một công ty trung gian, với giá chỉ 118 euro mỗi chiếc (khi đơn hàng trên 100 sản phẩm) và 128 euro nếu dưới 100 chiếc.

Trong khi đó, giá bán chính thức trên trang web của Loro Piana cho các áo khoác cashmere nam dao động từ hơn 3.000 euro đến trên 5.000 euro mỗi chiếc.

Loro Piana giải thích các con số chi phí được báo cáo "không phản ánh đầy đủ giá họ trả cho nhà cung cấp", vì còn phải tính thêm các yếu tố như nguyên vật liệu, vải vóc...

Tuy nhiên, khoảng cách quá lớn giữa giá gia công và giá bán ra vẫn cho thấy một mức lợi nhuận khổng lồ - phần lớn được tạo ra trên nền tảng lao động giá rẻ và điều kiện làm việc vi phạm nhân quyền.

Loro Piana gia nhập đế chế xa xỉ LVMH vào năm 2013 khi tập đoàn này mua lại 80% cổ phần, giữ lại 20% cho gia tộc sáng lập. Đây là thương hiệu được giới thượng lưu ưa chuộng.

Đáng chú ý, vào tháng 6 vừa qua, Frederic Arnault - con trai của chủ tịch kiêm CEO LVMH Bernard Arnault - được bổ nhiệm làm CEO của Loro Piana, trong bối cảnh thương hiệu này đang chịu nhiều áp lực về minh bạch và đạo đức chuỗi cung ứng.

Thời trang xa xỉ bị tố 'made in China', bóc lột lao động giá rẻ, đẩy giá trên trời

Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, một làn sóng mới đang nổi lên trên TikTok Trung Quốc, đưa ra loạt cáo buộc về sự thật đằng sau những món hàng xa xỉ gắn mác phương Tây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại sao Ấn Độ cắt cảnh hôn của Superman nhưng vẫn duyệt cảnh cưỡng hiếp phụ nữ?

Dù không thiếu các cảnh bạo lực và gợi dục trong nhiều phim nội địa, Ấn Độ vẫn quyết định cắt cảnh hôn trong phim Superman của James Gunn, gây chỉ trích từ khán giả.

Tại sao Ấn Độ cắt cảnh hôn của Superman nhưng vẫn duyệt cảnh cưỡng hiếp phụ nữ?

Phạm Văn Tâm rời Tân binh toàn năng sau lùm xùm tình ái

Nhà sản xuất Tân binh toàn năng thông tin Phạm Văn Tâm chính thức rút khỏi top 13 chung cuộc. Đây là kết quả sau những lùm xùm tình ái của Văn Tâm thời gian vừa qua.

Phạm Văn Tâm rời Tân binh toàn năng sau lùm xùm tình ái

Công Trí trở lại, đăng thiết kế ca sĩ Jane Zhang chọn lên Facebook cá nhân

Sau một thời gian dài im ắng, bất ngờ Công Trí đăng bài mới trên trang cá nhân, giới thiệu mẫu thiết kế được ca sĩ Trung Quốc Jane Zhang chọn diện sự kiện.

Công Trí trở lại, đăng thiết kế ca sĩ Jane Zhang chọn lên Facebook cá nhân

Danh hài Lee Soo Geun gánh nợ 720 triệu won để vợ yên tâm chạy thận

Danh hài Hàn Quốc Lee Soo Geun gây xúc động khi chuyển toàn bộ quyền sở hữu tòa nhà trị giá gần 4 tỉ won cho vợ đang chạy thận, đồng thời tự đứng tên gánh khoản nợ thế chấp hơn 720 triệu won.

Danh hài Lee Soo Geun gánh nợ 720 triệu won để vợ yên tâm chạy thận

Có anh, nơi ấy bình yên - phim sắp lên sóng VTV, nhắc chuyện hàng giả và thực phẩm bẩn

Nối sóng Dịu dàng màu nắng, phim Có anh, nơi ấy bình yên đề cập đến nhiều vấn đề nóng hiện nay như sáp nhập, thực phẩm bẩn, hàng giả…

Có anh, nơi ấy bình yên - phim sắp lên sóng VTV, nhắc chuyện hàng giả và thực phẩm bẩn

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận quà đặc biệt từ Trường Sa

Tác giả ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình hạnh phúc khi nhận được món quà đặc biệt từ Trường Sa. Đó là lá cờ Tổ quốc từng treo ở Trường Sa và chai nước biển từ đảo Cô Lin.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận quà đặc biệt từ Trường Sa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar