14/12/2019 15:56 GMT+7

Phục dựng bản giao hưởng dang dở của Beethoven bằng trí tuệ nhân tạo

THỤY TRÂM
THỤY TRÂM

TTO - Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), một nhóm các nhà nghiên cứu âm nhạc và lập trình viên đang cố gắng phục dụng bản giao hưởng số 10 của Beethoven trước dịp kỷ niệm 250 năm sinh nhật ông vào năm sau.

Phục dựng bản giao hưởng dang dở của Beethoven bằng trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Các nhà khoa học dùng AI để phục dựng bản giao hưởng số 10 của Beethoven - Ảnh: AFP

Theo AFP, khi nhà soạn nhạc thiên tài người Đức qua đời vào năm 1827, bản giao hưởng số 10 chỉ là những ghi chú dang dở trong cuốn sổ tay của ông.

Nay một nhóm các nhà nghiên cứu âm nhạc và lập trình viên đang cố gắng phục dựng bản giao hưởng số 10 với sự hỗ trợ của AI, trước dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Beethoven vào năm sau (ngày 17-12-1770 - 17-12-2020).

"Tiến trình phục dựng diễn ra rất ấn tượng, dù máy tính vẫn còn nhiều điều phải học", bà Christine Siegert, chủ nhiệm phòng lưu trữ thuộc bảo tàng Beethoven (thành phố Bonn, Đức), cho biết.

Bà Siegert tin rằng nếu biết được dự án này, Beethoven sẽ rất thích và đồng ý, vì lúc sinh thời nhà soạn nhạc người Đức cũng rất sáng tạo thông qua các tác phẩm ông soạn cho đàn panharmonicon, một loại đàn organ ra đời năm 1805, tái tạo âm thanh của nhạc cụ gõ và tiếng gió thổi.

Bà Siegert cũng khẳng định công tác phục dựng sẽ không ảnh hưởng đến di sản của Beethoven vì bản giao hưởng số 10 không được tính là một trong các tác phẩm của nhà soạn nhạc người Đức.

Kết quả phục dựng sẽ được dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp trình diễn ngày 28-4-2020 tại Bonn.

Đây không phải lần đầu tiên công tác phục dựng tác phẩm âm nhạc ứng dựng AI. Trước đó, các tác phẩm của những nhà soạn nhạc danh tiếng như Bach, Mahler và Schubert cũng được phục dựng nhưng kết quả không ấn tượng.

Beethoven bắt đầu viết bản giao hưởng số 10 cùng lúc với bản số 9. Bản giao hưởng số 9 mang tên Ode To Joy, hoàn thành năm 1824, khi Beethoven đã điếc hoàn toàn.

Đây được xem là kiệt tác được cả thế giới biết đến của Beethoven và là bản giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do thiên tài âm nhạc người Đức biên soạn.

Beethoven ngừng viết bản giao hưởng số 10, chỉ để lại một vài bản nháp và ghi chú khi ông qua đời ở tuổi 57, vào năm 1827.

Nhiều nghệ sĩ tài năng hội ngộ trong chương trình hòa nhạc Beethoven

Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức buổi hòa nhạc tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 3/8.

THỤY TRÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar