06/07/2023 10:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lùi giờ vào học lúc 8h: Sao hiệu trưởng phải giải trình?

"Việc lùi giờ vào học là có lợi cho học sinh và theo nguyện vọng của phần lớn phụ huynh, thiết nghĩ Phòng Giáo dục quận 11 phải lắng nghe, hoan nghênh, sao lại bắt hiệu trưởng giải trình?" - nhiều bạn đọc đã thắc mắc như vậy.

Giờ học quá sớm khiến học sinh đến trường vẫn ngái ngủ - Ảnh: TỰ TRUNG

Giờ học quá sớm khiến học sinh đến trường vẫn ngái ngủ - Ảnh: TỰ TRUNG

Xung quanh câu chuyện Trường tiểu học Lê Đình Chinh (quận 11, TP.HCM) lấy ý kiến phụ huynh và dự kiến lùi giờ vào học lúc 8h, tuy nhiên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận nói trường "tự ý" và yêu cầu giải trình đã thu hút nhiều phản hồi của bạn đọc.

Hầu hết ý kiến đều cho rằng: "Đó là một việc làm rất tốt, có lợi cho học sinh, phụ huynh. Thay vì cần được hoan nghênh, khen thưởng, đằng này lại yêu cầu giải trình là rất vô lý".

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Như Tuổi Trẻ thông tin, ngày 5-7, ông Văn Nhật Phương - hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đình Chinh, quận 11, TP.HCM - cho biết trong buổi họp cuối năm học 2022-2023, nhà trường đã lấy ý kiến phụ huynh về việc lùi thời gian vào học buổi sáng từ 8h và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh.

Vì thế, nhà trường đã thông báo với phụ huynh về thời gian biểu này. Theo đó, năm học 2023-2024 trường sẽ lùi thời gian vào học 15 phút so với năm học trước, từ 7h45 lên 8h.

Chúng tôi đang yêu cầu hiệu trưởng báo cáo giải trình về sự việc này. Vì trước đây Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM có văn bản yêu cầu lùi thời gian vào học buổi sáng nhưng trường vẫn chưa có ý kiến về việc lùi thời gian vào học này".
Ông Nguyễn Trọng Hiếu - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11, TP.HCM

Tuy nhiên, trả lời Tuổi Trẻ xung quanh chuyện này, ông Nguyễn Trọng Hiếu - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 11 - cho rằng việc hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đình Chinh điều chỉnh thời gian vào học như vậy là tự ý, không báo cáo.

Không đồng ý với kiểu hành xử "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" này, bạn đọc Toàn Nguyễn nêu ý kiến: "Phụ huynh đồng ý thì được rồi. Phòng Giáo dục quận 11 phải tìm hiểu và góp ý. Điều chỉnh giờ học giờ làm ở TP đông dân là một bước phát triển, thay vì lắng nghe, tìm hiểu để thay đổi, đằng này lại bắt giải trình. Quá vô lý!".

Ủng hộ ý kiến này, bạn đọc Nguyễn Anh Dân bổ sung: "Việc lùi giờ học này không vi phạm luật nào cả. Và nếu phụ huynh đồng thuận thì có thể tiến hành".

Hãy để việc quy định giờ học cho trường quyết định

Bên cạnh các ý kiến ủng hộ cách làm của Trường tiểu học Lê Đình Chinh, bạn đọc Tuổi Trẻ cũng mong muốn ngày càng có nhiều điển hình dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm như thầy hiệu trưởng Văn Nhật Phương.

Tôi thấy lùi giờ học là quyết định đúng đắn, phù hợp với xu hướng các nước trên thế giới! Đảm bảo giấc ngủ và bữa ăn sáng cho học sinh.
Ý kiến bạn đọc Sơn

"Đó là một việc làm rất tốt, có lợi cho học sinh, phụ huynh, cần được hoan nghênh, khen thưởng chứ không cần giải trình" - bạn đọc nick name Phụ Huynh viết.

Cùng suy nghĩ như vậy, bạn đọc Lê Hoài Nam bổ sung: "Sáng kiến hay, toàn thành phố nên áp dụng cho học sinh các cấp bắt đầu vào học lúc 8h sáng. Để các cháu có thêm thời gian nghỉ, chuẩn bị bài cho ngày học mới".

Ở góc nhìn tương tự, bạn đọc Tho viết: "Kêu gọi sáng tạo, khoa học... nhưng hở chút là nói này phạt kia thì còn ai dám phát huy sáng kiến! Trong trường hợp này, trường đã khảo sát và được sự đồng tình của phụ huynh. Nhà trường đã áp dụng kinh nghiệm từ nước ngoài, làm việc khoa học và được sự đồng tình của số đông phụ huynh học sinh, vậy mà bắt giải trình? Đề nghị Phòng Giáo dục quận 11 nên xem xét cho kỹ".

Việc gì có lợi cho số đông thì nên làm, bạn đọc Khai Phong đề nghị: "Hãy để việc quy định giờ học cho trường quyết định, cụ thể là hiệu trưởng đã lấy ý kiến phụ huynh và được sự đồng ý của "nhân dân", như vậy là rất dân chủ rồi, đó là đúng lòng dân, ý dân, là dân quyết".

Theo bạn đọc này: "Thiết nghĩ Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo và kể cả Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nên can thiệp vào những vấn đề như thế này. Phải để cho các trường tự chủ, tự quyết những vấn đề đã được ủy quyền. Nếu các cơ quan quản lý giáo dục biết khai phóng hơn nữa, bớt áp đặt và can thiệp thì nền giáo dục mới cất cánh được".

Rất thẳng thắn và cụ thể, bạn đọc Phan Giang nói thẳng: "Cứ vậy hoài thì ai dám mạnh dạn? Không làm thì là trốn tránh, mạnh dạn đi đầu thì giải trình. Theo tôi, cần cho cơ sở quyền tự quyết, miễn sao có cơ chế giám sát hợp lý là được".

Lùi giờ vào học dù chỉ một chút, học sinh cũng 'dễ thở' hơn

TTO - Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến chiều 31-10 có rất nhiều trường tiểu học ở TP.HCM ấn định giờ vào học tiết 1 buổi sáng sau 7h30.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Vụ Hòa sử dụng roi điện tự chế chích điện vào bà T. ở Phú Quốc nghi do ghen tuông, công an thông báo tìm người liên quan để xác minh, làm rõ.

Vụ người đàn ông chích điện phụ nữ ở Phú Quốc: Tìm người liên quan

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Từ nay đến hết tháng 5-2025, Bộ Công an triển khai thí điểm sang tên xe trên Cổng dịch vụ công tại TP.HCM khi mua bán.

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Hai nữ sinh lớp 7 tại Tiền Giang đã hẹn 1 nữ sinh lớp 8 cùng trường đến nói chuyện rồi xúm vào đánh và có hành vi làm nhục em này, quay video đăng lên mạng xã hội.

Đuổi học 1 tuần 2 nữ sinh đánh và làm nhục bạn học cùng trường

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Một gia đình mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty Bảo hiểm MIC Tiền Giang. Hơn 2 tháng sau thì xảy ra tai nạn điện dẫn đến chết người nhưng đến nay sau hơn 2 năm, người thân vẫn gian nan đi đòi tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết, 2 năm sau vẫn chưa nhận được tiền

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?

Trước đề xuất phân cấp UBND cấp tỉnh lựa chọn địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng, tiến tới điều chỉnh lương, doanh nghiệp nói gì?

Tiền lương tối thiểu sau sáp nhập: Đề xuất sửa địa bàn áp dụng, doanh nghiệp nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar