06/07/2019 08:27 GMT+7

'Luật hóa' chống rác thải nhựa

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Xu hướng giảm rác thải nhựa, bao bì nilông ở Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực, khi nhiều doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng thực hiện.

Luật hóa chống rác thải nhựa - Ảnh 1.

Một thùng rác ngập đầy ly và ống hút nhựa trên đường Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, TP.HCM - Ảnh: THANH YẾN

Song, để có những thay đổi mạnh mẽ, đã đến lúc phải có sự ràng buộc bằng những quy định của pháp luật, thay vì tự nguyện hành động như một phong trào.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Hội nghị thượng đỉnh G20 lẫn trong cuộc họp với 63 tỉnh thành ngày 4-7. Bởi lẽ Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, du lịch biển, nhưng lại là 1 trong 5 nước dẫn đầu trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương, tương đương 280.000 tấn/năm.

Đó là một con số khổng lồ, phản ánh sự "phóng khoáng" của người Việt trong sản xuất, tiêu dùng các loại đồ nhựa xài một lần như ly nhựa, ống hút, hộp xốp, bao bì nilông... Từ hàng quán vỉa hè, cửa hàng tiện lợi đến các chuỗi đồ uống, thức ăn, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại đều "thả ga" dùng đồ nhựa bởi sự tiện lợi và giá rẻ mạt.

Người tiêu dùng cũng chủ động chọn các sản phẩm này, bởi dùng một lần và vứt đi quá đơn giản. Chưa cần rác nhựa này ra tới đại dương, chỉ cần chui xuống lòng cống ở TP.HCM sẽ thấy mức độ khủng khiếp khi chúng ken đặc cả cống.

Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yếu tố môi trường trong "kiềng ba chân" phát triển bền vững của Việt Nam là kinh tế - xã hội - môi trường và đặt vấn đề với Bộ Tài nguyên - môi trường là đã đến lúc Việt Nam phải có thể chế với vấn nạn rác thải nhựa.

Không đơn thuần phát động phong trào, làm nửa vời, mà phải có chế tài rõ ràng, có chính sách thuế phù hợp với những công ty nhập khẩu, sản xuất nhựa không thể tái chế cũng như giải quyết công ăn việc làm cho nhân công ở những cơ sở sản xuất nhựa.

Một thương hiệu nhượng quyền trong ngành thức uống ở Việt Nam quyết định loại bỏ ống hút nhựa bằng ống hút sinh học, và hướng đến thay thế ly nhựa, do nơi khai sinh thương hiệu này (Đài Loan) đã ban hành luật, cấm tiệt cơ sở kinh doanh bán ống hút nhựa kể từ ngày 1-7.

Một thương hiệu cà phê Việt khác cũng đặt mua tiêu dùng 100% các sản phẩm có thể tái chế trong 2 năm tới. 

Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài "cuộc chơi" khi không cam kết cũng chẳng hành động. Nếu chờ phản ứng từ khách hàng cũng không thể ngày một ngày hai.

Trong khu vực, Thái Lan đã đặt mục tiêu giảm và cấm một số loại sản phẩm nhựa kể từ năm 2022. Trên thế giới đã có 80 quốc gia cũng ra lệnh cấm tương tự. Như ở New Zealand, luật cấm túi nhựa dùng một lần có hiệu lực từ ngày 1-7 được người dân ủng hộ, chấp hành dù phần đông dân số ở đây đã rất ý thức bảo vệ môi trường khi chưa có luật. 

Thay vì kêu gọi, chỉ có "luật hóa" kèm chế tài đủ sức răn đe mới là giải pháp hiệu quả nhất để chống rác thải nhựa không thể tái chế.

TTO - Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định Việt Nam quyết tâm chống rác thải nhựa và đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar