02/06/2025 07:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lớp học đặc biệt ở Tây Ninh, cô giáo thương trẻ mắc tự kỷ, hội chứng Down hết lòng

Tại TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có một lớp học tình thương đặc biệt đã chắp cánh cho nhiều trẻ tự kỷ, Down hoặc khuyết tật... vươn lên số phận, thậm chí có công ăn việc làm khi trưởng thành.

Lớp học - Ảnh 1.

Bà Xuân nói bí quyết bền bỉ gắn bó với lớp học của mình chính là tình thương và sự kiên nhẫn - Ảnh: AN VI

"A, á, ớ...", âm thanh tập đọc đều đặn phát ra từ căn nhà cấp 4 của bà Phạm Thị Xuân (72 tuổi, ngụ TP Tây Ninh). Bà đã kiên trì với những đứa trẻ đặc biệt ấy hơn 20 năm qua bằng đồng lương hưu của mình.

Lớp học đặc biệt

7h30 sáng, bà Xuân vừa hé cửa cũng là lúc những đứa trẻ đặc biệt được phụ huynh đưa đến. Có trẻ chỉ mới 10 tuổi, cũng có người đã ngoài 20 vẫn đang học chương trình tiểu học.

Trong căn phòng chỉ rộng chừng 20m2, bà Xuân chia lớp thành ba nhóm: nhóm học đánh vần, nhóm làm toán và nhóm tập viết chữ. Tấm bảng phía trên cũng được bà Xuân chia ba phần dạy riêng cho ba nhóm học sinh.

"Rồi ngồi ngay ngắn vô, lấy sách vở ra cho cô mau lên", bà Xuân vừa dứt lời, cả lớp im lặng làm theo răm rắp.

Không như nhiều lớp học khác, học sinh tại đây đôi lúc chỉ đáp lại câu hỏi của bà Xuân bằng một nụ cười hay cái gãi đầu. Thậm chí trong suốt buổi học, nhiều trẻ chỉ có thể đánh vần được 2-3 chữ.

"Tụi nhỏ đa phần có nhận thức chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Lớp này đỡ rồi đó, trước đây tôi dạy lớp có người đã ngoài 20 tuổi mà học đánh vần mãi không được. Mình kiên trì, yêu thương các em chứ nóng nảy là không dạy được đâu", bà Xuân chia sẻ.

Sau khi chép bài toán lên bảng, bà Xuân tiến về phía hai trẻ đang học đánh vần kiên nhẫn đọc đi đọc lại cách đánh vần chữ a, ă, â... nhiều lần, rồi kêu học sinh nhìn mình lặp lại y hệt như vậy.

Với các em học sinh tại đây, việc lặp lại lời cô giáo vừa nói không hề đơn giản. Mỗi buổi học như vậy các em chỉ học đánh vần được 10 chữ là nhiều.

Các em không kêu bà Xuân là cô mà gọi thân thương bằng mẹ. Viết được vài chữ trên bảng, bà Xuân lại xuống dưới lớp dùng khăn lau mặt cho nhiều em đang lem luốc.

"Cách đây mấy năm tôi có nhận dạy cho một em học sinh thường xuyên lên cơn động kinh. Khi lên cơn, cơ thể giật mạnh, té ngã nên em được bố trí ngồi riêng trên chiếc ghế salon và tôi thường xuyên ở gần để còn can thiệp kịp thời", bà Xuân nhớ lại.

Điểm đặc biệt nữa của lớp học này là luôn khóa cửa thật kỹ, bởi nhiều em trong lớp thỉnh thoảng tăng động, chạy trốn khắp nơi.

"Tôi lo các em chạy ra ngoài đường, tụi nhỏ có biết gì đâu, lỡ có gì thì nguy hiểm lắm", bà Xuân cho biết thêm.

Lớp học kéo dài đến khoảng 11h, em nào có phụ huynh đến đón bà Xuân mở cửa cho về trước.

Em Trần Thị Thư (12 tuổi) học đánh vần được từ "mẹ", khi phụ huynh đến rước, em gọi "mẹ". Chị Kim Ngân (35 tuổi), mẹ của Thư, bất ngờ ôm chầm lấy con rơi nước mắt.

"Đó có hiệu quả rồi nhé, mai tôi dạy bé nói từ ba, về sau số lượng chữ sẽ tăng lên, về ráng ôn nha", bà Xuân nói vọng ra phía chị Ngân.

Vừa làm cô vừa làm mẹ

Nhớ lại ngày đầu gửi Thư đến lớp của cô Xuân, chị Ngân cho biết đứa con gái ở nhà chỉ có thể khóc, kêu ú ớ không thành tiếng.

"Gửi đến nhà cô Xuân hồi năm ngoái, đến giờ con tui có cải thiện hẳn, bé cười nhiều hơn, cảm giác cũng lanh lợi hơn đôi chút", chị Ngân chia sẻ thêm.

Hơn 20 năm qua, trong số học trò của bà một số trường hợp trẻ tự kỷ, Down, khuyết tật... đã có thể hòa nhập cuộc sống. Một trong số đó là cậu học sinh tên Quốc Khánh mà bà vừa gọi trò chuyện qua Zalo.

Anh Khánh nói chuyện rành rọt, chào cô lễ phép và khoe đang phụ gia đình lái xe chở hàng giao cho khách. Anh Khánh là một trong những học sinh đầu tiên của lớp, bà Xuân nhớ lại trước đây anh không nói được, học toán rất chậm.

"Tôi dạy chương trình tiểu học cho Khánh gần năm năm, em bắt đầu đọc được chữ, tinh thần và khả năng giao tiếp cải thiện hơn rất nhiều. Dịp 20-11 hằng năm em đều đến đây thăm tôi", bà Xuân tự hào nói.

Từng làm giáo viên tiểu học, bà Xuân cho biết việc dạy học cho các trẻ ở đây khác hoàn toàn. Bà không chuẩn bị giáo án trước, cũng chẳng giao bài tập về nhà.

"Mục tiêu khi đến đây là để các em hòa nhập được, mình ép quá các em sợ, không học được và cũng không dám đến lớp", người giáo viên về hưu giải thích.

Hỏi bí quyết nào để bà có thể bám trụ với lớp học lâu đến thế, bà chỉ giản dị đáp đó là tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Bút viết, sách vở... mọi chi phí trong lớp học đặc biệt này đều do bà Xuân chi trả từ số tiền hưu trí hơn 7 triệu đồng/tháng của mình.

Theo lời bà Xuân, lớp học tình thương còn được sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội. Các trường học trong khu vực cũng thường tặng sách cũ cho lớp.

Chỉ tay về phía mấy cành hoa treo trên tủ, bà Xuân bảo đó mới chính là món quà khiến bà xúc động nhất.

"Từ những đứa trẻ hồn nhiên đến đau lòng, các con sau thời gian học ở đây đã có nhận thức tốt hơn. Ngày lễ gì đó đều tặng hoa cho cô, về nhà đã biết thưa gửi ba mẹ. Đó là động lực khiến tôi duy trì lớp học hơn 20 năm qua", bà Xuân trải lòng.

Lớp học đặc biệt giữa xứ nắng Tây Ninh - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Xuân (72 tuổi) mở lớp học tình thương đã hơn 20 năm - Ảnh: AN VI

Bà Phạm Thị Xuân từng tham gia quân ngũ làm chiến sĩ thông tin đoàn 581 thuộc Quân khu 3 hoạt động tại tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Năm 1982, bà theo chồng vào Tây Ninh làm việc, xây dựng cuộc sống mới.

Tại Tây Ninh, bà Xuân làm cán bộ quản lý giáo dục rồi giáo viên tại Trường tiểu học Kim Đồng (TP Tây Ninh). Nghỉ hưu, bà tham gia công tác xã hội và được nhiều người biết đến trong công tác vận động làm thiện nguyện, chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Lớp học đặc biệt giữa rừng Đăk Sơmei

Đêm cao nguyên buốt lạnh, mưa rơi lộp độp trên lá không cản được những bước chân già trẻ hướng về lớp học đặc biệt giữa rừng Đăk Sơmei, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mùa săn măng

Những cơn mưa rả rích bắt đầu cũng là lúc nhiều người chuẩn bị cho mùa săn măng bán kiếm tiền.

Mùa săn măng

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 1: Tìm quê Sơn Nam bận quần đùi, đá cá lia thia

Trên nẻo đường nghề nghiệp, tôi được đâu hơn mươi lần xuôi về Miệt Thứ, tỉnh Kiên Giang cũ.

Miệt Thứ có còn xa lắc xa lơ - Kỳ 1: Tìm quê Sơn Nam bận quần đùi, đá cá lia thia

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ cuối: Việt Nam, ngôi nhà hội nhập

Với hình tượng trống đồng và con rồng vươn lên cùng hệ thống metro và cơ sở hạ tầng hiện đại ở cổng vào, nhà triển lãm Việt Nam (Vietnam Pavilion) mong muốn gửi thông điệp cho thế giới về một đất nước vừa truyền thống vừa hiện đại.

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ cuối: Việt Nam, ngôi nhà hội nhập

Việc thảo thơm của vợ chồng Hiếu - Thảo

"Anh, anh, tấp xe vô...", chị Thảo ngồi sau xe máy bảo Hiếu khi thấy vỉa hè trước Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) có mấy người già dáng vẻ khó khăn.

Việc thảo thơm của vợ chồng Hiếu - Thảo

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 3: 'Ăn rác' - cuộc sống xanh từ rác thải

Nhà triển lãm Nhật Bản (Japan Pavilion) là điểm nhấn nổi bật trong số gần 200 gian hàng tại Expo Osaka 2025. Gian hàng đóng vai trò như một "nhà máy tái chế thu nhỏ" ở expo.

Expo Osaka 2025 - Những tương lai nhân loại - Kỳ 3: 'Ăn rác' - cuộc sống xanh từ rác thải

Ba mươi phút nghẹt thở cứu người mắc kẹt trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật

Cơn dông ập đến, trong tích tắc con tàu Vịnh Xanh 58 bị lật úp giữa vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.

Ba mươi phút nghẹt thở cứu người mắc kẹt trên tàu Vịnh Xanh 58 bị lật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar