19/09/2023 19:17 GMT+7

Những lớp học đặc biệt nơi đảo xa

Xa đất liền, điều kiện sinh hoạt khó khăn nhưng hằng ngày các em học sinh ở trên đảo Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Chuối (Cà Mau) vẫn đến lớp học tình thương, điểm trường. Sự tâm huyết của thầy cô nơi đây đã mở ra cánh cửa hy vọng cho các em.

Các em nhỏ trong lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Các em nhỏ trong lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Người lính tập làm thầy

14 năm về trước, thiếu tá Trần Bình Phục - đội phó đội công tác vận động quần chúng Đồn biên phòng Hòn Chuối - đã đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. 

Đảo Hòn Chuối (thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nằm cách đất liền 32km về phía tây, diện tích chỉ khoảng 7km2, đảo có địa hình phức tạp, chưa có trạm y tế, hệ thống trường học quốc gia cho trẻ em trên đảo học tập.

Thiếu tá Phục vẫn nhớ hình ảnh những đứa trẻ lấm lem, những con đường đất đỏ bao phủ bởi rừng cây xanh mướt. Cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn, có gia đình cả ba thế hệ không biết chữ, tương lai của những đứa trẻ đảo Hòn Chuối như dần khép lại.

Thấy vậy, thiếu tá Phục đã xin phép cấp trên cho mình dạy các cháu học để biết đọc, biết viết trong vòng một tháng. Thấm thoát nay đã là năm thứ 14 thầy Phục gắn bó với lớp học tình thương này.

Chưa từng học qua một lớp nào dạy về nghiệp vụ sư phạm, thầy Phục bắt đầu công việc giáo viên bằng cách tự tìm tòi, học hỏi. Thầy Phục kể có những đêm thức rất khuya để "tập đứng lớp", cầm phấn viết bảng, nói chuyện một mình và cứ như thế, những trang giáo án bài bản được thầy soạn ra.

"Nền tảng giáo dục rất quan trọng. Ngoài việc dạy học, tôi còn dạy cho các em kỹ năng sống, những bài học về đạo đức. Nhiều học sinh từ đảo Hòn Chuối để ra đất liền học tiếp, cháu nào cũng ngoan, chăm chỉ và rất chịu khó. Tôi thường trích tiền lương để mua tặng cho các em sách vở, phần quà chỉ là một chút gì đó động viên các em vững bước trên con đường phía trước" - thầy Phục nói.

Thiếu tá Trần Bình Phục, đội phó đội công tác vận động quần chúng Đồn biên phòng Hòn Chuối, đã trở thành người thầy "bất đắc dĩ" trên đảo Hòn Chuối 14 năm qua - Ảnh: CHÂU TUẤN

Thiếu tá Trần Bình Phục, đội phó đội công tác vận động quần chúng Đồn biên phòng Hòn Chuối, đã trở thành người thầy "bất đắc dĩ" trên đảo Hòn Chuối 14 năm qua - Ảnh: CHÂU TUẤN

Do tính chất công việc nên thầy ít được về thăm gia đình. Nói về dự định tương lai, mắt thầy Phục bừng sáng: "Tôi muốn làm nhiều hơn là mục tiêu biết đọc, biết viết. Tôi cũng tham mưu cho đơn vị xây dựng trường, tổ chức lớp học bài bản và mong có giáo viên được đào tạo kỹ về nghiệp vụ sư phạm sẽ về đảo dạy các em tốt hơn. Chỉ có như vậy, tương lai của các em trên đảo Hòn Chuối mới có thể tốt hơn".

Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, ghé thăm lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối vào ngày 19-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Ông Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, ghé thăm lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối vào ngày 19-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Mong các em được học hành nên người

Cuộc nói chuyện với thầy Phục tạm ngưng lại vì ở phía xa xa, chị Trương Hồng Mơ (37 tuổi, người dân trên đảo) cùng con nhỏ đang bước từng bước cẩn thận để đến lớp học tình thương nằm ở lưng chừng dốc. Những đứa trẻ ở Hòn Chuối bé nào cũng đen nhẻm, ngoại hình thấp bé.

May mắn hơn Hòn Chuối, đảo Thổ Chu (cách đảo Hòn Chuối hơn 100km) đã có Trường tiểu học - trung học cơ sở Thổ Châu khá khang trang. Dạy học trên đảo Thổ Chu được 13 năm, cô Phạm Thị Kim Tiên (quê Vĩnh Long) dành rất nhiều tình cảm cho vùng đất cùng học sinh nơi đây.

Cô Tiên hiện đang dạy bộ môn khoa học tự nhiên cho học sinh bậc trung học cơ sở. Cô tâm sự lúc mới ra đảo, cuộc sống thiếu thốn vô cùng. Đến nay mọi thứ đã ổn hơn nhiều, các lớp học trong trường đã được lắp thêm tivi. Tuy nhiên, do đảo Thổ Chu cách xa đất liền khoảng 150km nên đồ dùng học tập theo chương trình giáo dục mới vẫn còn thiếu.

Do thiếu điện nên các em ít được xem tivi, tiếp cận công nghệ thông tin. Như năm vừa qua phần lớn thời gian không có điện, thời tiết nóng nực nhưng các em vẫn cố gắng đến trường đầy đủ, đó chính là động lực lớn đối với giáo viên.

Đoàn đại biểu TP.HCM tặng quà hỏi thăm chiến sĩ, người dân biển đảo Tây Nam

Trong chuyến công tác đến vùng biển đảo Tây Nam, đoàn đại biểu TP.HCM đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên chiến sĩ, người dân trên các đảo. Trong đó, ngày 18 và 19-9, đoàn đại biểu đã đến đảo Thổ Chu và đảo Hòn Chuối để ghé các trạm ra đa, lớp học tình thương… tặng quà.

Theo lịch trình, chuyến đi diễn ra trong 8 ngày (từ ngày 15 đến 22-9), qua các đảo và nhà giàn DK1 (Lữ đoàn 125 - Côn Đảo - Hòn Khoai - nhà giàn DK1/10 - Thổ Chu - Hòn Chuối - Nam Du - Hòn Đốc - Phú Quốc - Lữ đoàn 125).

Đây cũng là dịp các thành viên trong đoàn đại biểu biết và hiểu sâu hơn về vị trí địa lý, môi trường, ý chí vượt qua khó khăn của các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên nhiều điểm đảo Tây Nam.

Hiện nay trên đảo Hòn Chuối có một tổ nhân dân tự quản 40 hộ dân với hơn 120 nhân khẩu. Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy hải sản

Hiện nay trên đảo Hòn Chuối có một tổ nhân dân tự quản 40 hộ dân với hơn 120 nhân khẩu. Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy hải sản

Cô Phạm Thị Kim Tiên (quê Vĩnh Long) đang dạy các em học tại Trường tiểu học - trung học cơ sở Thổ Châu (đảo Thổ Chu) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Cô Phạm Thị Kim Tiên (quê Vĩnh Long) đang dạy các em học tại Trường tiểu học - trung học cơ sở Thổ Châu (đảo Thổ Chu) - Ảnh: CHÂU TUẤN

Rời lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối, đoàn đại biểu TP.HCM sẽ tiếp tục chuyến thăm tới đảo Nam Du, Hòn Đốc và Phú Quốc để thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ, người dân trên đảo - Ảnh: CHÂU TUẤN

Rời lớp học tình thương ở đảo Hòn Chuối, đoàn đại biểu TP.HCM sẽ tiếp tục chuyến thăm tới đảo Nam Du, Hòn Đốc và Phú Quốc để thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ, người dân trên đảo - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đoàn đại biểu TP.HCM thăm nhà giàn DK1 ở tỉnh Cà Mau

Ngày 18-9, đoàn đại biểu TP.HCM đã tới thăm và tặng quà các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1 thuộc vùng biển tỉnh Cà Mau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar