13/12/2024 07:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài côn trùng nào thông minh nhất?

Nhiều thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng của bộ não của côn trùng và cho ra kết quả đáng ngạc nhiên.

Loài côn trùng nào thông minh nhất? - Ảnh 1.

Ong mật có thể làm toán cơ bản - Ảnh: REUTERS

Đo lường trí thông minh của động vật không phải là con người là một công việc khó khăn. Tuy nhiên nhiều thí nghiệm đã cho thấy ong mật, kiến và ong bắp cày là những loài côn trùng thông minh và khôn ngoan.

Ong mật

Theo trang IFLScience, ong mật có thể làm toán cơ bản, hiểu khái niệm về zero (0) và thậm chí nhận ra số chẵn và số lẻ. Chúng cũng có khả năng định hướng đáng kinh ngạc, có thể tìm ra con đường ngắn và tối ưu nhất giữa các bông hoa.

Ngoài khả năng tính toán, ong còn có trí nhớ tuyệt vời, kỹ năng giao tiếp bằng điệu nhảy ấn tượng và còn tạo ra mật ong. Ong mật châu Á thậm chí hét lên để cảnh báo khi bị ong bắp cày tấn công.

Chúng cũng có khả năng tạo ra các đợt sóng để lướt tới nơi an toàn, giúp chúng không bị chết đuối.

Kiến

Loài côn trùng nào thông minh nhất? - Ảnh 2.

Kiến thợ mộc Florida cắt cụt chi để tăng cơ hội sống cho con kiến bị thương - Ảnh: Bart Zijlstra

Kiến nổi tiếng vì trí thông minh của chúng, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm trong những đàn kiến lớn.

Dù không được biết đến với khả năng học tập tốt như loài ong, loài kiến lại có những kỹ năng thực tiễn tốt. Chẳng hạn, một số loài kiến biết nuôi nấm. Thậm chí một số loài kiến còn biết nuôi rệp như "gia súc", xây tổ cho rệp và bảo vệ rệp khỏi thời tiết xấu. Đổi lại, chúng lấy mật từ rệp.

Các nhà khoa học cũng phát hiện việc kiến có thể dùng những kinh nghiệm trước đây để đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của cả đàn, thậm chí thay đổi cả thứ tự ưu tiên của chúng.

Kiến cũng sở hữu những chiến lược sinh tồn tuyệt vời. Chúng được ví như bác sĩ trong thế giới côn trùng khi một số loài kiến có khả năng cắt cụt chi và điều trị vết thương bằng dịch từ cơ thể.

Người ta cũng nhìn thấy loài kiến lửa "làm bè" hay "bắc cầu" để đến nơi an toàn trong lũ lụt.

Loài côn trùng nào thông minh nhất? - Ảnh 3.

Kiến "bắc cầu" để di chuyển đến nơi chúng muốn - Ảnh: medium.com

Ong bắp cày

Các nhà khoa học ghi nhận ong bắp cày tarantula hawk tìm và làm tê liệt nhện tarantula, kéo con nhện về tổ và đẻ một quả trứng duy nhất vào xác chết của con nhện.

Khi trứng nở, nó sẽ ăn dần các phần của con nhện cho đến khi thành ong trưởng thành. Việc biến một xác chết thành nhà để ở và nguồn thức ăn để dùng là một khởi đầu tốt cho ong bắp cày khi bắt đầu cuộc sống.

Động vật được con người nuôi thông minh hơn?

TTO - Nghiên cứu mới đây cho thấy động vật sẽ thông minh hơn khi ở với con người lâu hơn. Không chỉ vậy, chúng thường nảy ra được nhiều ý tưởng sáng tạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar