06/12/2020 06:40 GMT+7

Cánh của côn trùng từ đâu mà có?

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm sinh vật học biển (MBL) đã có thể đưa ra lời giải thỏa mãn cho câu hỏi đánh đố các nhà sinh vật học trong một thế kỷ qua.

Cánh của côn trùng từ đâu mà có? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho câu hỏi: Cánh của côn trùng từ đâu mà có? - Ảnh: HEATHER BRUCE

Theo SciTechDaily, kết quả nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution. Trước đây đã có nhiều giả thuyết đặt ra để cố gắng giải thích sự tiến hóa của cánh côn trùng, tuy nhiên không có thuyết nào thỏa mãn hoàn toàn.

Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng cánh của côn trùng đã tiến hóa từ phần gốc chân của loài giáp xác tổ tiên.

300 triệu năm trước, loài giáp xác sống dưới đại dương này đã chuyển lên trên cạn, phần chân sát với thân của nó sáp nhập vào thành cơ thể trong giai đoạn phát triển phôi, có lẽ để giúp hỗ trợ cân nặng trên cạn của nó tốt hơn. Phần chân này sau đó tiến về phía sau lưng của côn trùng rồi hình thành cánh.

Một trong những lý do khiến các nhà khoa học mất một thế kỷ để tìm ra lời giải này là vì mãi đến năm 2010 người ta mới biết côn trùng và giáp xác có liên quan mật thiết với nhau, dựa trên những tương đồng về gen.

"Trước đó, dựa trên hình thái học, mọi người đã phân loại côn trùng nhóm động vật nhiều chân cùng với rết hay cuốn chiếu. Nhưng nếu tìm kiếm nguồn gốc của cánh trên các động vật nhiều chân này sẽ không phát hiện được gì.

Vì lẽ đó, cánh côn trùng từng được cho là các cấu trúc mới không có liên quan đến tổ tiên của chúng, bởi vì các nhà nghiên cứu đã xác định sai tổ tiên của côn trùng", Heather Bruce, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết

"Người ta đã rất phấn khích với ý tưởng cho rằng cánh côn trùng là một cách tân của tiến hóa. Nhưng câu chuyện về so sánh gen cho thấy không có gì là mới cả, tất cả đều xuất phát từ đâu đó. Và thực tế là ta có thể biết được là từ đâu", đồng tác giả Nipam Patel, giám đốc của MBL, chia sẻ.

Phát hiện một số loài côn trùng mới tại Việt Nam

TTO - Các nhà khoa học công bố phát hiện 1 loài cánh cứng mới và 2 loài ve sầu mới ở Việt Nam.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar