19/01/2021 10:23 GMT+7

Giới khoa học ‘báo động đỏ’ số lượng côn trùng giảm nghiêm trọng

VĂN KHOA
VĂN KHOA

TTO - Côn trùng có ý nghĩa quan trọng với nhiều hệ sinh thái và với chuỗi thực phẩm của con người. Tuy nhiên vì nhiều lý do, nhiều nơi trên thế giới có thể không còn côn trùng, các nhà khoa học cảnh báo.

Giới khoa học ‘báo động đỏ’ số lượng côn trùng giảm nghiêm trọng - Ảnh 1.

Bướm ở một khu rừng ôn đới - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Theo nghiên cứu mới đây của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), số lượng côn trùng nhiều nơi trên thế giới suy giảm nghiêm trọng với tốc độ 1-2% một năm. Trang National Geographic ghi nhận điều này đồng nghĩa phần lớn khu vực có thể mất tới 1/3 tổng lượng côn trùng chỉ trong 20 năm.

Con số của PNAS cao hơn đôi chút so với nghiên cứu của nhiều trường đại học, viện sinh học trước đây. Chẳng hạn năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp Đức phân tích trên 1.700 địa điểm trên Trái đất cho thấy số côn trùng giảm gần 27% chỉ trong 30 năm.

Ở một số nơi, tỉ lệ này còn khủng khiếp hơn. Chẳng hạn côn trùng giảm 75% ở Đức, 98% ở Puerto Rico… chỉ trong 27 năm. Khu vực miền trung bờ Tây nước Mỹ, số lượng côn trùng được ghi nhận giảm 4% mỗi năm. 

Đây là tốc độ suy giảm nghiêm trọng bởi côn trùng là lớp đa dạng và phong phú nhất trong giới động vật. Ước tính mỗi năm các loài như châu chấu, kiến, bướm giảm hơn 0,9% và tỉ lệ này có dấu hiệu tăng theo thời gian.

Giới khoa học ‘báo động đỏ’ số lượng côn trùng giảm nghiêm trọng - Ảnh 2.

Bẫy côn trùng ở Ecuador - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Đa số côn trùng đều giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và hoạt động sản xuất của con người. Chúng giúp thực vật thụ phấn, là nguồn thức ăn cho nhiều động vật khác trong hệ sinh thái, giúp tái chế nhiều loại rác tự nhiên.

Theo trang Science Alert, ước tính khoảng 10 triệu loài côn trùng đang gặp chung những mối đe dọa từ nạn phá rừng, mất đất nông nghiệp, lạm dụng thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu và cả ô nhiễm ánh sáng. 

Tiến sĩ David Wagner - nhà côn trùng học của Đại học Connecticut (Mỹ), người tham gia nghiên cứu - nói côn trùng sẽ chết vì bị quá nhiều "vết thương" cùng một lúc.

Tiến sĩ Matthew Forister - nhà côn trùng học tại Đại học Nevada (Mỹ) - cho rằng dù tình hình khá phức tạp nhưng vẫn chưa muộn. Số lượng côn trùng vẫn có khả năng cải thiện nếu những biện pháp phục hồi được thực hiện nhanh chóng.

Giới khoa học ‘báo động đỏ’ số lượng côn trùng giảm nghiêm trọng - Ảnh 3.

Số côn trùng giúp cây thụ phấn suy giảm trong nhiều năm qua - Ảnh: GETTY IMAGES

Gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu có những bước đi mạnh mẽ: Đức cam kết gần 120 triệu USD cho việc bảo tồn, giám sát và nghiên cứu côn trùng; Costa Rica - đất nước nổi tiếng đa dạng sinh học - cũng nhận được 100 triệu USD từ các tổ chức quốc tế để kiểm tra và giải mã các đoạn gen của động vật trong nước, trong đó ưu tiên côn trùng...

Những hoạt động trên dù tích cực nhưng cả Wagner và Forister đều cho rằng cần có thêm nhiều chính sách mới cũng như những hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia mới giải quyết được các vấn đề như lạm dụng thuốc trừ sâu, ô nhiễm ánh sáng hay biến đổi khí hậu…

Tiến sĩ Akito Y. Kawahara - Đại học Florida (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu - nói để mọi thứ càng tự nhiên sẽ càng có lợi cho côn trùng. Chẳng hạn, môi trường sống của côn trùng ở Mỹ có thể tăng hơn 4 triệu mẫu nếu các gia đình, trường học và công viên để 10% bãi cỏ phát triển tự nhiên với những loài cây bản địa và hạn chế ô nhiễm ánh sáng. 

Cánh của côn trùng từ đâu mà có?

TTO - Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm sinh vật học biển (MBL) đã có thể đưa ra lời giải thỏa mãn cho câu hỏi đánh đố các nhà sinh vật học trong một thế kỷ qua.

VĂN KHOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Một cặp cá voi sát thủ tình cờ được phát hiện đang 'hôn kiểu Pháp' khi cắn lưỡi của nhau tại vịnh hẹp Kvænangen ở Na Uy.

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar