11/01/2025 09:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài chim 'giấu' chất độc trên lông, chạm vào có thể mất mạng

Chỉ một cái chạm nhẹ vào lông của loài chim này, con người có thể bị bỏng, ngứa, tê liệt, thậm chí tử vong.

Chim ở New Guinea có thể đầu độc con người bằng lông - Ảnh 1.

Chim Hooded Pitohui có lông chứa độc - Ảnh: Jack Dumbacher

Loài chim này chính là Hooded Pitohui, sống ở New Guinea. Theo trang IFLScience, nhóm nghiên cứu của chuyên gia cầm điểu học Jack Dumbacher đã tình cờ phát hiện ra chúng khi đang tìm hiểu loài chim thiên đường Raggiana nổi tiếng.

Để nghiên cứu chim thiên đường, nhóm đã dùng lưới bắt chúng và vô tình bắt được nhiều con chim Hooded Pitohui. Vì chúng không phải là đối tượng nghiên cứu nên họ đã thả chúng đi. Tuy nhiên, họ đã bị chúng mổ vào tay.

Do không có băng cá nhân, họ dùng tay và miệng để xử lý vết thương. Sau đó, miệng của họ bị bỏng và ngứa, thậm chí bị tê. Một số người khỏi sau vài giờ, trong khi một số người khác vẫn bị tê miệng cho đến sáng hôm sau.

Khi nghe nhóm nghiên cứu trao đổi sự việc, các hướng dẫn viên bản địa tỏ ra không lạ gì. Họ cho biết người dân địa phương gọi chim Hooded Pitohui là "chim rác" vì chúng không có lợi gì, thậm chí không thể ăn thịt.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu loài chim Hooded Pitohui và phát hiện chúng có chất độc trên lông. Chất độc này đã dính lên tay nhóm nghiên cứu khi họ chạm vào chim và dính lên miệng khi họ dùng miệng để liếm vết thương do chim mổ.

Đây là một loại chất độc thần kinh có tác dụng mạnh gọi là batrachotoxins. "Ban đầu nó có thể ngứa, cảm thấy tê. Nếu liều lượng nhiều hơn, nó có thể gây tê liệt, ngừng tim và tử vong. Nếu tính theo gram thì nó là một trong những chất độc nhất có trong tự nhiên", nhóm nghiên cứu cho biết.

Nhóm cũng phát hiện chim Hooded Pitohui có độc trên lông là do nguồn thức ăn của chúng. Những con chim này đã ăn loài bọ cánh cứng Choresine pulchra, hay còn gọi là bọ "nanisani" có độc, ở New Guinea.

Hooded Pitohui tiêu hóa bọ cánh cứng nhưng tích tụ lượng chất độc của bọ trong mô, song không gây hại cho chúng. Chất độc này có thể ảnh hưởng đến các loài bò sát săn mồi, thậm chí có thể ngăn những kẻ săn mồi ăn trứng chim Hooded Pitohui.

Phát hiện loài chim săn mồi 'mất tích' nửa thế kỷ

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ngày 13-9 cho biết vừa phát hiện loài chim săn mồi vốn 'biến mất' suốt 50 năm qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar