14/09/2024 15:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện loài chim săn mồi 'mất tích' nửa thế kỷ

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ngày 13-9 cho biết vừa phát hiện loài chim săn mồi vốn 'biến mất' suốt 50 năm qua.

Phát hiện loài chim săn mồi 'mất tích' nửa thế kỷ - Ảnh 1.

Một con chim diều hâu New Britain ở Pomio, tỉnh East New Britain (Papua New Guinea) - Ảnh: Tom Vierus/WWF-PACIFIC/AFP

Một nhiếp ảnh gia mới đây đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc khi chụp được ảnh một con chim diều hâu New Britain - loài chim săn mồi thuộc danh sách loài đang bị đe dọa tuyệt chủng tại Papua New Guinea. Đây là lần đầu tiên trong hơn 50 năm, sự xuất hiện của loài chim này được ghi lại.

Chim diều hâu New Britain chỉ được tìm thấy trên đảo New Britain của Papua New Guinea và được coi là loài đang bị đe dọa, mặc dù hiện có rất ít thông tin về tình trạng của loài chim này.

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ước tính có khoảng 2.500 - 10.000 con trưởng thành trong tự nhiên, nhưng bản chất khó nắm bắt của loài chim này khiến các nhà khoa học khó xác nhận thông tin chi tiết.

Trên thực tế, chim diều hâu New Britain khác thường đến mức nhiếp ảnh gia Tom Vierus tại Fiji thậm chí ban đầu còn không phát hiện ra đã chụp được ảnh của loài chim này. Trong một thông cáo của WWF, anh chia sẻ rất ngạc nhiên khi biết rằng đây dường như là bức ảnh đầu tiên về "loài mất tích" lâu nay.

Theo ông John Mittermeier, giám đốc Cơ quan Tìm kiếm các loài chim mất tích, thuộc Tổ chức Bảo tồn chim (Mỹ), tài liệu khoa học gần đây về loài này dường như là một mẫu thu được từ năm 1969, hiện được lưu giữ tại một bảo tàng của Mỹ. Mặc dù đôi khi có những báo cáo cho thấy loài chim này tồn tại, nhưng diều hâu New Britain đã không xuất hiện trong các tài liệu ảnh, âm thanh và mẫu vật trong 55 năm qua.

WWF nhấn mạnh việc phát hiện ra diều hâu New Britain cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ khu vực trên khỏi các mối đe dọa như từ hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng.

Hiện nhiều công ty đang tiến hành khai thác trữ lượng lớn vàng, đồng, niken, khí tự nhiên và gỗ tại quốc gia châu Đại dương này. Theo WWF, đây cũng là nơi có khu rừng nhiệt đới nguyên sinh lớn thứ ba thế giới, trong khi các nhà môi trường cảnh báo có rất ít nghiên cứu được thực hiện về hệ sinh thái đa dạng và phong phú hiện đang gặp rủi ro.

Rừng tràm Trà Sư: Nhiều loài chim bị săn bắt

Rừng tràm Trà Sư là một điểm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng, khám phá thế giới loài chim giữa khu rừng xanh mát. Đây được xem là nơi bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài chim quý hiếm, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch xanh, bền vững.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar