26/12/2024 07:15 GMT+7

Đấu tranh để đại bàng đầu trắng chính thức thành loài chim quốc gia của Mỹ sau 248 năm

Phải mất tới 248 năm, đại bàng đầu trắng mới trở thành loài chim quốc gia của Mỹ sau khi dự luật liên quan đã được Tổng thống Joe Biden ký ban hành trong ngày 24-12.

Mất 248 năm đại bàng đầu trắng mới được luật hóa trở loài chim quốc gia của Mỹ  - Ảnh 1.

Đại bàng đầu trắng, loài chim biểu tượng của Mỹ - Ảnh: AFP/TTXVN

Biểu tượng nước Mỹ nhưng "thiếu luật"

Đại bàng đầu trắng đã là biểu tượng của Mỹ kể từ khi nước này được thành lập cách đây gần 250 năm. Loài chim này trở thành một biểu tượng không thể thiếu trên quốc huy, cờ hiệu tổng thống, quyền trượng của Hạ viện, trên tờ 1 USD và vô số phù hiệu quân đội tại nước Mỹ.

Nhiều người cho rằng điều này đồng nghĩa với việc đại bàng đầu trắng đã được xác định là loài chim quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế theo quy định pháp luật, đại bàng đầu trắng chưa bao giờ được chính thức công nhận như vậy.

Điều này được xem là có liên quan đến một trong những nhà lập quốc của Mỹ khi phản đối việc xem đại bàng đầu trắng là biểu tượng quốc gia. Cựu tổng thống Benjamin Franklin đã từng bất đồng quan điểm với hai ông John Adams và Thomas Jefferson về việc xác định loài chim nào nên được đưa vào Đại ấn của Mỹ.

Ông Benjamin Franklin đã viết trong một lá thư gửi con gái vào ngày 26-1-1784 cho biết ông tin rằng đại bàng đầu trắng là: "Loài chim có tính cách đạo đức xấu. Chúng không kiếm sống một cách lương thiện.... Sự thật thì gà tây là loài chim đáng trọng hơn nhiều và hơn nữa (chúng) thực sự là loài bản địa của châu Mỹ".

24-12-2024: dấu mốc lịch sử

Đến cuối cùng, loài chim săn mồi mạnh mẽ này cũng đã được thêm vào Đại ấn nhưng lại không trở thành loài chim quốc gia của của Mỹ cho đến ngày 24-12-2024. Không giống như đa số các quốc gia trên thế giới, trong suốt 248 năm tồn tại, Mỹ chưa bao giờ chính thức có một loài chim quốc gia.

Đại bàng đầu trắng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và từng đứng bên bờ vực tuyệt chủng do môi trường sống bị xâm lấn cũng với tình trạng săn bắn tràn lan và sử dụng thuốc trừ sâu. Số lượng của đại bàng đầu trắng giảm xuống dưới 1.000 con vào giữa những năm 1900. Chính điều này đã thúc đẩy nước Mỹ ban hành đạo luật bảo vệ đại bàng đầu trắng. Theo dữ liệu từ năm 2018 đến năm 2019, quần thể loài chim này kể từ đó đã tăng lên đáng kể và ước tính đạt mức 316.700 con, trong đó có 71.467 cặp trong độ tuổi sinh sản.

Dự luật công nhận đại bàng đầu trắng là loài chim quốc gia vừa qua được dự thảo bởi công dân Preston Cook tại bang Minnesota - một trong những người vô cùng sửng sốt khi biết rằng đại bàng đầu trắng chưa phải là quốc điểu của Mỹ.

Ông Cook nói rằng: "Không ai phải thay đổi bất cứ điều gì. Đây chỉ là một sự điều chỉnh. Đây chỉ là một sự điều chỉnh trong lịch sử để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn và theo đúng cách mà chúng nên như vậy".

Công dân Josette Caruso là một trong số nhiều người Mỹ sửng sốt khi biết đại bàng đầu trắng chưa phải là loài chim quốc gia khi đăng lên mạng xã hội X cho biết: "Tôi nghĩ rằng đại bàng đầu trắng đã là biểu tượng loài chim chính thức của Mỹ rồi - còn bạn thì sao?".

Theo NBC News, sau khi nhận ra điều này, ông Cook đã soạn thảo dự luật và gửi cho các nhà lập pháp của Mỹ. Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Amy Klobuchar, cũng là người tại bang Minnesota cùng với ông Cook, đã dẫn đầu một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đệ trình dự luật lên Thượng viện. Tại đây, dự luật được thông qua mà không có sự phản đối nào. Dự luật sau đó đã được Hạ viện ủng hộ và thông qua trước khi trình lên Tổng thống Biden ký ban hành.

Đạo luật về đại bàng đầu trắng vừa qua cũng là cơ hội quan trọng để giúp tăng cường các biện pháp để bảo vệ loại chim này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu bắt đầu đặt ra thách thức cho môi trường sống của chúng. Sự thay đổi lâu dài về hình thái thời tiết đang thu hẹp môi trường sống tự nhiên và con mồi của đại bàng, cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của loài quốc điểu Mỹ.

Cuộc "đột kích" dũng mãnh của đại bàng đầu trắng

TTO - Cứ đến mùa xuân, những con chim đại bàng đầu trắng (The Bald Eagle - Haliaeetus Leucocephalus) lại có dịp trổ tài “đột kích” săn mồi ở vùng biển đông nam vịnh Alaska khi vào mùa này hàng triệu con cá trích trưởng thành bơi đến đây đẻ trứng.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar