08/06/2025 08:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cây cối biết 'ghi nhớ' lúc thừa và thiếu nước để sinh tồn

Cây cối có thể 'ghi nhớ' những thời kỳ dồi dào nước lẫn khan hiếm, qua đó điều chỉnh để thích nghi.

cây cối - Ảnh 1.

Cây cối biết 'ghi nhớ' lúc thừa và thiếu nước để thích nghi - Ảnh: greenifytomorrow.org

Khả năng chống chọi với hạn hán của cây cối phụ thuộc đáng kể vào những "kinh nghiệm" trong quá khứ của chúng. Các nghiên cứu mới cho thấy cây có thể "ghi nhớ" cả những thời kỳ dồi dào nước lẫn khan hiếm, qua đó điều chỉnh để thích nghi.

Một nghiên cứu tại Đức trên cây vân sam Na Uy, một loài rất nhạy cảm với hạn hán, cho thấy những cây từng trải qua hạn hán kéo dài lại có khả năng chống chịu tốt hơn với các đợt khô hạn trong tương lai. 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kỹ thuật Munich đã tạo ra một đợt hạn hán nhân tạo kéo dài 5 năm cho một nhóm cây vân sam bằng cách dùng mái che ngăn mưa mùa hè. Kết quả là những cây vân sam này đã giảm tới 60% tổng diện tích lá kim so với những cây được tưới nước đầy đủ. Việc giảm diện tích tán lá giúp cây hạn chế mất nước qua các lỗ khí nhỏ trên lá (khí khổng).

Ba năm sau khi kết thúc thí nghiệm hạn hán nhân tạo, một đợt khô hạn đột ngột xảy ra vào năm 2022. Những cây vân sam từng trải qua hạn hán trước đó đã chống chịu tốt hơn đáng kể so với nhóm cây đối chứng chưa từng chịu khô hạn. Chúng vẫn duy trì tán lá nhỏ hơn, giúp tiết kiệm nước hiệu quả, và đất dưới gốc cây cũng ẩm hơn. 

Điều thú vị là khả năng tiết kiệm nước của những cây vân sam này dường như còn mang lại lợi ích cho cả những cây dẻ gai châu Âu mọc gần đó, vốn cũng ít bị "căng thẳng sinh lý" hơn trong đợt hạn hán năm 2022.

Ngược lại, một nghiên cứu khác ở Thụy Sĩ trên cây thông Scots lại cho thấy một kịch bản khác. Những cây thông quen sống trong điều kiện ẩm ướt kéo dài, khi bất ngờ đối mặt với hạn hán, lại tỏ ra dễ bị tổn thương hơn. 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng lá của những cây thông từng được tưới tiêu dồi dào có dấu hiệu căng thẳng nước nghiêm trọng hơn so với những cây chỉ quen với điều kiện khô hạn tự nhiên. Điều này cho thấy "ký ức" về một môi trường ẩm ướt dường như khiến chúng kém khả năng đối phó với tình trạng thiếu nước, có thể do chúng ưu tiên phát triển các mô phục vụ cho việc tiết kiệm nước và phòng thủ thay vì mô quang hợp để dự trữ năng lượng.

Cả hai nghiên cứu này giúp giải thích tại sao trong các đợt hạn hán, một số cây lại chết trong khi những cây khác vẫn sống sót. Chúng cho thấy cây cối có khả năng điều chỉnh các cấu trúc lâu dài, như lá thường xanh, dựa trên "thông tin" được lưu trữ từ các sự kiện trong quá khứ. 

Mặc dù điều này cho thấy một số khả năng thích ứng của cây xanh trước biến đổi khí hậu, nhưng không có nghĩa là tất cả các khu rừng đều có thể dễ dàng điều chỉnh. Những cây non chưa từng trải qua giai đoạn rừng có nhiều nước, hoặc những cây đã trải qua một loạt các đợt hạn hán vừa phải giúp giảm dần diện tích lá theo thời gian, có thể sẽ thích nghi tốt hơn với một trạng thái "bình thường mới" khô hạn hơn.

Cây cối cũng biết tung 'tin giả' lừa đồng loại

Việc tung 'tin giả' đánh lừa những cây xung quanh được cho là cách để cây cối tăng cơ hội sinh tồn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Mỗi khi nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m³, nguy cơ mất trí nhớ tăng 17%. Với bồ hóng, mỗi khi tăng thêm 1 µg/m³ thì nguy cơ mất trí nhớ tăng tới 13%...

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) vừa công bố loại vật liệu chống dính mới có thể thay thế Teflon, giúp giảm đáng kể việc sử dụng các 'hóa chất vĩnh cửu' PFAS độc hại với con người.

Đột phá vật liệu chống dính 'xịn' hơn Teflon, an toàn với người

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

Các nghiên cứu mới cảnh báo ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI): các mô hình AI không chỉ học điều con người dạy, mà còn có thể tự truyền cho nhau hành vi lệch chuẩn qua những 'tín hiệu ngầm' mà chính con người không biết.

Khoa học cảnh báo: AI có thể 'tự học và lây truyền sự lệch chuẩn'

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Thông qua phân tích dữ liệu sét từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện sét là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cây rừng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới.

320 triệu cây xanh bị sét đánh chết mỗi năm, thải ra 1 tỉ tấn CO₂

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Một nghiên cứu mới cho thấy hiện tượng khô hạn trên diện rộng, bao gồm việc nước ngọt từ đất liền chảy ra biển, đang là nguyên nhân chính gây mực nước biển dâng.

Nghịch lý khí hậu: Đất càng khô hạn, biển dâng càng nhanh

Không có Trái đất thứ hai

Chuyển dịch từ hành tinh xanh (Trái đất) đến hành tinh đỏ (sao Hỏa), cho đến sau phần tư đầu tiên của thế kỷ 21, vẫn chưa thật sự khởi động đúng nghĩa.

Không có Trái đất thứ hai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar