05/10/2021 17:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lộ diện chủ nhân Giải Nobel Vật lý

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Các nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi được trao Giải Nobel Vật lý năm 2021 vì "những đóng góp đột phá của họ đối với sự hiểu biết của chúng ta về các hệ thống vật lý phức tạp".

Lộ diện chủ nhân Giải Nobel Vật lý - Ảnh 1.

Tài khoản Twitter của Giải Nobel chia sẻ tin tức về chủ nhân của Giải Nobel Vật lý năm nay - Ảnh chụp màn hình Twitter

Lúc 11h45 giờ Thụy Điển (16h45 giờ Việt Nam) ngày 5-10, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân của Giải Nobel Vật lý năm nay là 3 nhà khoa học: Syukuro Manabe (người Mỹ sinh tại Nhật Bản), Klaus Hasselmann (Đức) và Giorgio Parisi (Ý).

Theo Đài CNN, Giải Nobel Vật lý năm 2021 được trao cho 3 nhà khoa học này với công trình đột phá trong việc dự đoán biến đổi khí hậu và đóng góp đối với sự hiểu biết của chúng ta về các hệ thống vật lý phức tạp.

"Các hệ thống phức tạp mang đặc trưng ngẫu nhiên, rối loạn và khó hiểu. Giải thưởng năm nay công nhận các phương pháp mới để mô tả các hệ thống này và dự đoán hành vi dài hạn của chúng", Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố.

Cụ thể, ông Manabe (90 tuổi) và ông Hasselmann (89 tuổi) cùng được vinh danh vì "mô hình vật lý về khí hậu Trái đất, định lượng sự biến đổi và dự đoán đáng tin cậy về sự nóng lên toàn cầu", theo thông cáo của Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển.

Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển cho biết công trình của ông Manabe vào những năm 1960 đã "đặt nền móng cho sự phát triển các mô hình khí hậu hiện tại", còn ông Hasselmann "tạo ra một mô hình liên kết thời tiết và khí hậu" vào một thập niên sau đó. 

Còn nhà vật lý người Ý Parisi (73 tuổi) được vinh danh vì "khám phá ra tác động qua lại của sự rối loạn và dao động trong các hệ thống vật lý từ quy mô nguyên tử đến hành tinh".

Những khám phá của ông Parisi "giúp hiểu và mô tả được nhiều vật liệu và hiện tượng phức tạp khác nhau và dường như hoàn toàn ngẫu nhiên". Viện hàn lâm Khoa học Thụy Điển cho biết điều này không chỉ đúng đối với vật lý mà còn đối với các lĩnh vực khác như toán học, sinh học, khoa học thần kinh và học máy (machine learning).

Giải Nobel đã được công bố hằng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y sinh, văn học và hòa bình.

Việc nhiều nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực liên quan - thay vì chỉ một cá nhân - cùng được trao giải là điều bình thường. Năm ngoái, Giải Nobel Vật lý đã được trao cho 3 nhà khoa học Andrea Ghez (người Mỹ), Roger Penrose (Anh) và Reinhard Genzel (Đức) với nghiên cứu của họ về hố đen.

Giải Nobel Vật lý là 1 trong 5 giải thuộc Giải Nobel được trao theo di chúc của nhà phát minh Alfred Nobel (qua đời năm 1896). Giải thưởng danh giá này đi kèm với huy chương vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (hơn 1,14 triệu USD).

Giải Nobel Vật lý là giải Nobel thứ hai được trao trong tuần này, sau khi hai nhà khoa học Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian đoạt Giải Nobel Y sinh vào đầu tuần này với phát hiện của họ về các thụ thể cảm nhận nhiệt độ và xúc giác.

Giải Nobel Vật lý 2021 sẽ về tay ai?

TTO - Theo dự đoán, nghiên cứu về thông tin lượng tử, siêu vật liệu nhân tạo và làm chậm ánh sáng có thể được trao giải Nobel Vật lý 2021.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar