04/10/2021 17:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel Y sinh vinh danh 2 nhà khoa học Mỹ khám phá về nhiệt độ và xúc giác

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngày 4-10, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska (Thụy Điển) công bố giải Nobel Y sinh 2021 cho nhà sinh lý học David Julius và nhà sinh học phân tử Ardem Patapoutian nhờ những khám phá về nhiệt độ và xúc giác.

Nobel Y sinh vinh danh 2 nhà khoa học Mỹ khám phá về nhiệt độ và xúc giác - Ảnh 1.

Hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian giành giải Nobel Y sinh năm 2021 - Ảnh: THE NOBEL PRIZE

"Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta coi những cảm giác này (nóng, lạnh) là đương nhiên, nhưng các xung thần kinh được bắt đầu như thế nào để có thể cảm nhận được nhiệt độ và áp suất? Câu hỏi này đã được giải quyết bởi những người đoạt giải Nobel năm nay", Ủy ban Nobel cho biết.

"Kiến thức này đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị một loạt bệnh, trong đó có đau mãn tính", Ủy ban Nobel nói thêm.

Theo Hãng tin AFP, ông Julius - giáo sư tại ĐH California ở thành phố San Francisco và ông Patapoutian - giáo sư tại Viện Nghiên cứu Scripps ở bang California - sẽ cùng chia sẻ giải thưởng trị giá hơn 1,1 triệu USD.

Ông Julius được vinh danh giải Nobel Y sinh năm nay nhờ nghiên cứu sử dụng capsaicin - một hợp chất có nhiều trong ớt và gây cảm giác cay nóng - để xác định thụ thể thần kinh nào trên da phản ứng với nhiệt.

Trong khi đó, ông Patapoutian đã phát hiện loại thụ thể thần kinh nào phản ứng với xúc giác.

"Những khám phá đột phá này giúp khởi động những nghiên cứu cho phép chúng ta hiểu biết hơn về cách hệ thần kinh của chúng ta cảm nhận nhiệt độ nóng, lạnh và xúc giác", Ủy ban Nobel cho biết.

Giải Nobel Y sinh được trao cho những khám phá quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực khoa học sự sống và y học. Nobel Y sinh được trao lần đầu vào năm 1901. Đến nay, Ủy ban Nobel đã trao tổng cộng 112 giải cho 224 nhà khoa học trên thế giới.

Năm 2020, Ủy ban Nobel đã trao giải Nobel Y sinh cho ba nhà khoa học người Mỹ và Anh là ông Harvey Alter, ông Michael Houghton, ông Charles Rice với các công trình nghiên cứu về virus viêm gan C.

Tất cả các giải thưởng Nobel đều được trao tại Thụy Điển vào tháng 12 hằng năm, trừ giải Nobel Hòa bình ở Na Uy. Giá trị giải thưởng năm nay là 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 1.118.000 USD).

Sự kiện trao giải này thường được tổ chức vào ngày 10-12 hằng năm để tưởng niệm ngày mất của người sáng lập ra giải thưởng Nobel là nhà bác học Alfred Nobel.

Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 nên lễ trao giải Nobel theo truyền thống không thể diễn ra trong hai năm liên tiếp. Chủ nhân của giải Nobel năm nay sẽ nhận giải tại quê nhà của họ.

Trong tuần này, giải Nobel bắt đầu công bố từ giải y sinh hôm nay 4-10. Các giải vật lý, hóa học, văn chương, hòa bình sẽ lần lượt công bố vào các ngày tiếp theo, trong khi giải kinh tế sẽ xướng tên người chiến thắng vào ngày 11-10.

Nobel 2021 sẽ gọi tên ai cho các hạng mục văn chương, y sinh, hòa bình...?

TTO - Đại dịch COVID-19 khiến lễ trao giải thưởng Nobel theo truyền thống phải điều chỉnh hình thức tổ chức trong 2 năm liên tiếp, song không thể thay đổi thời điểm công bố chủ nhân của các giải thưởng danh giá thường niên vốn rất được mong chờ này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy các hành vi tài chính hằng ngày như chi tiêu, đăng nhập tài khoản ngân hàng hay xin cấp lại mã PIN có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức ở 10 năm sau.

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Không hoàn toàn là virus, cũng không hẳn là tế bào sống, sinh vật này mang đặc điểm lai cả hai.

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Những ngày qua, vùng biển các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá voi tìm tới săn mồi, thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Trong lúc đi tập thể dục, hai người dân ở TP.HCM phát hiện hai con rùa núi vàng có biểu hiện yếu nên đem về nhà rồi giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM chăm sóc, cứu hộ theo quy định.

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar