12/10/2024 10:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel hòa bình 2024: Tri ân và cảnh báo

Như thường lệ, kết quả giải Nobel hòa bình 2024 lại trái với dự đoán của nhiều người. Năm nay giải thưởng tôn vinh một tổ chức của Nhật Bản có tên Nihon Hidankyo, được thành lập vào năm 1956.

Nobel hòa bình 2024: Tri ân và cảnh báo - Ảnh 1.

Người dân Nhật Bản vui mừng khi đọc thấy bản tin đặc biệt của tờ Yomiuri Shimbun cho biết Tổ chức Nihon Hidankyo vừa giành được giải Nobel hòa bình tại Tokyo (Nhật Bản) vào ngày 11-10 - Ảnh: REUTERS

Nihon Hidankyo là "tổ chức toàn quốc duy nhất của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki", những người này được gọi là "hibakusha" trong tiếng Nhật.

Tri ân các hibakusha

Tổ chức Nihon Hidankyo coi mục tiêu chính của mình là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và loại bỏ vũ khí hạt nhân, đảm bảo nhà nước bồi thường thiệt hại do bom nguyên tử, đồng thời cải thiện các chính sách và biện pháp về bảo vệ và hỗ trợ các hibakusha.

Trong thông cáo Ủy ban Nobel ghi nhận tổ chức này đã "làm việc không mệt mỏi" để nâng cao nhận thức về hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong nhiều thập niên, Nihon Hidankyo đã cố gắng thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân thông qua việc thu thập lời kể của các nhân chứng và gửi các phái đoàn hằng năm tới tham gia các hội nghị Liên Hiệp Quốc và những hội nghị hòa bình.

Chính trải nghiệm của các hibakusha với tư cách nhân chứng sống của bom nguyên tử vào tháng 8-1945 là bằng chứng vô cùng thuyết phục về sự thảm khốc của vũ khí hạt nhân.

Ủy ban Nobel nhận xét họ đã "giúp tạo ra và củng cố sự phản đối rộng rãi đối với vũ khí hạt nhân trên khắp thế giới bằng cách kể những câu chuyện cá nhân, tạo ra các chiến dịch giáo dục dựa trên kinh nghiệm của chính họ và đưa ra các cảnh báo khẩn cấp chống lại việc phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân".

Do đó, việc giải Nobel hòa bình, trị giá 11 triệu krona Thụy Điển (khoảng 1 triệu USD), được trao cho một tổ chức cơ sở với toàn bộ thành viên và người lãnh đạo đều là những người sống sót của vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 vừa mang ý nghĩa ghi nhận công trạng vừa gửi đi thông điệp mang tính nhắc nhở, cảnh báo.

Theo thời gian, các hibakusha đang già đi nhanh chóng và lần lượt qua đời. Ủy ban Nobel cho biết: "Một ngày nào đó, các hibakusha sẽ không còn ở cùng chúng ta với tư cách là nhân chứng của lịch sử".

Quả thật, ngày càng ít nhân chứng sống có thể chứng minh sự vô nghĩa của việc sở hữu bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân khi vụ nổ đã xảy ra từ hơn 79 năm trước.

Hiện nay, theo Bộ Y tế Nhật Bản, độ tuổi trung bình của 106.000 người còn sống sót là gần 86 tuổi. Giải thưởng Nobel hòa bình năm nay được trao như một sự tri ân cho những nỗ lực của các thành viên Nihon Hidankyo trước khi mọi thứ quá trễ.

Cảnh báo thảm họa hủy diệt

Giải thưởng năm nay cũng còn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tình hình an ninh thế giới hiện nay. Ủy ban Nobel nói rằng mặc dù một điều đáng khuyến khích là đã không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh suốt gần 80 năm qua, nhưng điều đáng báo động là thế giới đang đối mặt nhiều nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân từ châu Âu, Trung Đông và cả ở khu vực châu Á.

Ủy ban Nobel nhìn nhận thế giới đang xảy ra chiến tranh và xung đột có lẽ ở mức độ chưa từng có trong thời gian gần đây, từ Trung Đông đến Ukraine, cả ở Sudan và Myanmar.

Giải Nobel hòa bình năm nay cũng gửi đi một thông điệp đanh thép rằng thế giới vẫn còn nhiệm vụ lớn hơn nữa là bảo vệ các thế hệ tiếp theo khỏi nỗi kinh hoàng của chiến tranh hạt nhân.

Ông Jorgen Watne Frydnes, người đứng đầu Ủy ban Nobel ở Na Uy, cho biết: "Các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ. Các quốc gia mới dường như đang chuẩn bị sở hữu vũ khí hạt nhân; và những tuyên bố hăm dọa sử dụng vũ khí hạt nhân được thực hiện như một phần của cuộc chiến đang diễn ra".

Đây không phải lần đầu tiên Ủy ban Nobel trao giải cho các nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân. Trước đó, giáo sư Joseph Rofblat và Hội nghị Pugwash về khoa học và các vấn đề thế giới đã cùng nhận giải vào năm 1995 vì những đóng góp trong việc giảm bớt vai trò của vũ khí hạt nhân.

Đến năm 2017, Tổ chức Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân đã giành được Nobel hòa bình. Và chưa đến 10 năm sau, lại một tổ chức nữa được trao giải.

Bóng ma của vũ khí hạt nhân

Về mốc thời gian, đây cũng là một dịp đặc biệt để nhắc nhở thế giới rằng chúng ta cần phải nhìn lại những gì đã trải qua và học hỏi từ nó. Thế giới chưa bao giờ thật sự thoát khỏi bóng ma của vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Năm tới cũng sẽ đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày Mỹ thả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8-1945. Tổ chức Nihon Hidankyo là tiếng nói quan trọng nhắc nhở chúng ta về bản chất hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo

Nihon Hidankyo - tổ chức gồm những nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử - được trao giải Nobel Hòa bình 2024 vì những nỗ lực trong việc kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tố cựu giám đốc FBI gián tiếp kêu gọi ám sát mình, Mật vụ Mỹ vào cuộc

Tổng thống Trump cáo buộc cựu giám đốc FBI James Comey đã gián tiếp kêu gọi ám sát mình trong một bài đăng gây tranh cãi trên mạng xã hội, buộc Mật vụ Mỹ phải mở cuộc điều tra.

Ông Trump tố cựu giám đốc FBI gián tiếp kêu gọi ám sát mình, Mật vụ Mỹ vào cuộc

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Moody's hạ mức tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ, Nhà Trắng phản ứng mạnh

Moody's đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ, do lo ngại về khoản nợ ngày càng tăng của nước này, hiện lên tới 36.000 tỉ USD.

Moody's hạ mức tín nhiệm đối với nền kinh tế Mỹ, Nhà Trắng phản ứng mạnh

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Dù mức thuế quan cao của Mỹ đang được hoãn áp dụng trong 90 ngày, nền kinh tế khu vực ASEAN được dự báo sẽ gặp nhiều biến động tiêu cực trong năm nay. ASEAN được khuyên tích cực đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường đối thoại nội khối.

ASEAN đừng quên thương mại nội khối

Chương mới hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Ngày 16-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã cùng công bố với báo chí việc chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Chương mới hợp tác Việt Nam - Thái Lan

Israel tấn công quy mô lớn 'bắt đầu chinh phục' Dải Gaza

Quân đội Israel muốn 'chinh phục' Gaza, đẩy dân thường Palestine về phía nam Dải Gaza, tấn công Hamas và ngăn chặn phong trào này kiểm soát nguồn cung cấp viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Israel tấn công quy mô lớn 'bắt đầu chinh phục' Dải Gaza
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar