26/08/2019 14:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lấy trứng 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống

TTXVN
TTXVN

TTO - Các nhà khoa học đã thành công trong quá trình lấy trứng của 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống trên Trái đất nhằm duy trì nòi giống của loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng này.

Lấy trứng 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống - Ảnh 1.

Najin (trái) và Fatu - hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống - Ảnh: AFP

Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học tiến hành việc lấy trứng của loài tê giác.

Theo kế hoạch, trứng của 2 con tê giác cái này sẽ được dùng để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng được lấy ra từ con đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3-2018.

Hiện số trứng lấy ra từ 2 con tê giác trên đã được gửi sang Ý để bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt nhất.

Ông Richard Vigne - Giám đốc khu bảo tồn Ol Pejeta tại Kenya, nơi hiện đang chăm sóc 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng, nhấn mạnh đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực cứu loài vật đang có nguy cơ diệt vong rất cao này.

Theo ông Vigne, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phương pháp thụ tinh nhân tạo tối ưu nhất để có thể sản sinh ra một đàn tê giác con với khoảng 20 cá thể. Nếu thành công, đàn tê giác sẽ tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

Lấy trứng 2 con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống - Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy trứng của tê giác Fatu - Ảnh: CNN/AMI VITALE, NAT GEO IMAGE COLLECTION

Hồi tháng 3-2018, con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới đã chết tại khu bảo tồn Ol Pejeta vì lý do tuổi tác. Con tê giác 45 tuổi có tên Sudan này trước đó được xem là "thỏi nam châm" hút du khách đến với khu bảo tồn Ol Pejeta nói riêng và đất nước Kenya nói chung.

Trong khi loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 cá thể chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tê giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã.

Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kỳ cá thể tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên.

Hình ảnh trước lúc chết của chú tê giác trắng châu Phi đực cuối cùng

TTO - Sudan, niềm hi vọng cuối cùng của loài tê giác trắng châu Phi trên thế giới, đã trút hơi thở cuối cùng tại Trung tâm bảo tồn Ol Pejeta (Kenya) vào 19-3. Như vậy, trên thế giới chỉ còn 2 con tê giác trắng châu Phi là Najin, Fatu và đều là cái.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar