14/07/2017 18:44 GMT+7

​Lấy cồn pha rượu uống, một người chết sau 4 ngày cấp cứu

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Một người đàn ông tại Hà Nội mua cồn y tế về pha rượu uống. Tuy nhiên, trong cồn lại có đến 88% là methanol. Sau khi uống, hàm lượng methanol trong máu của người đàn ông này lên cao hơn 16 lần mức cho phép.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, nơi đã cấp cứu và điều trị cho anh Đ.N.H, 45 tuổi ở Đại La, Hà Nội, bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu ngày 20-6 và tử vong ngày 24-6 do hàm lượng methanol trong máu lên tới trên 320 mg/dL, cao hơn 16 lần mức cho phép.

Bệnh viện Bạch Mai cho biết anh H. nghiện rượu và trước khi vào viện đã mua cồn về pha thành rượu để uống.

Loại cồn anh H. sử dụng theo nhãn mác là cồn 90 độ, thành phần chính là ethanol. Tuy nhiên, qua xét nghiệm phần còn lại trong chai thì 88% là methanol, không phải là ethanol như cồn y tế thông thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 1-2017 đến nay trung tâm này đã tiếp nhận bốn bệnh nhân bị ngộ độc do uống cồn y tế thay rượu, trong đó có một tử vong, một bị di chứng ở não, hai người có hồi phục.

Trước tình hình kể trên, bệnh viện Bạch Mai cũng đã có công văn gửi Cục quản lý dược và Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, đề nghị kiểm tra thành phần methanol trong cồn sát trùng, có biện pháp kiểm soát thành phần methanol trong cồn sát trùng, quy định ghi rõ hàm lượng các thành phần trên nhãn mác chai cồn.

Bệnh viện Bạch Mai cũng kiến nghị sớm đưa chất chỉ thị màu vào cồn công nghiệp để tránh tình trạng mua cồn công nghiệp pha thành rượu hoặc sử dụng cồn công nghiệp làm cồn y tế.

Ngày 14-7, Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với công ty sản xuất loại cồn kể trên nhưng công ty cho biết giám đốc đi vắng, chưa thể trả lời vì sao sản phẩm có thành phần methanol quá cao.

Theo một chuyên gia về dược học thì thì cồn y tế thông thường có 90% ethanol, gần 10% là nước và phần còn lại có thể có methanol, nhưng không được vượt quá tỷ lệ 200/1 triệu.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Ngày 23-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi các sở y tế về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán.

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển mình trong lĩnh vực cấy ghép implant nha khoa, giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh, lập kế hoạch điều trị, điều chỉnh và phục hình răng phù hợp từng bệnh nhân.

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng

Đại diện Cục C03, Bộ Công an cho hay bước đầu xác định các thủ đoạn của những công ty sản xuất hàng giả. Trong đó có sự câu kết, móc nối với cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng giả.

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar