24/03/2017 11:08 GMT+7

Ngăn rượu độc phải quản methanol?

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Một lượng lớn methanol được tuồn ra ngoài thị trường để pha chế rượu có chủ đích, song việc quản lý, kiểm soát hiện nay lại rất bất cập.

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu có methanol tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Việt Dũng

Mức độ ảnh hưởng của rượu methanol không còn là nhỏ lẻ nữa. Y tế chỉ là khâu giải quyết cuối cùng, nếu trước đó khâu quản lý không ngăn chặn được thì sẽ còn có nhiều người chết. Cũng không thể bắt người dân phải “thông thái” mãi, mà cơ quan quản lý phải có trách nhiệm

Ông Nguyễn Trung Nguyên

Hội thảo “Ngộ độc rượu methanol: thực trạng và giải pháp” do Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát tổ chức ngày 23-3 đã chỉ ra thực trạng trên.

Tự do bán cồn methanol

Ông Nguyễn Phú Cường, vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công thương, cho biết ở nhiều địa phương mỗi lít rượu bán ra với mức giá rất rẻ từ 10.000 - 12.000 đồng/lít. Nếu không pha chế methanol với tỉ lệ nhất định thì không thể có mức giá như trên.

Theo quy định, rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh. Do vậy, nếu sản xuất và phân phối cần phải được cấp giấy chứng nhận, ghi đầy đủ tem nhãn, thành phần... Nhưng trên thực tế, rượu pha chế với cồn công nghiệp methanol vẫn thoải mái xuất hiện.

Bà Phan Thị Kim, chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, chất vấn rằng tại sao một sản phẩm hóa chất độc hại, chỉ được dùng trong sản xuất công nghiệp và y tế nhưng vẫn được bày bán tự do ngoài thị trường?

Bà Kim cũng cho rằng cần phải rà soát, bổ sung lại quy định pháp luật hiện nay trong quản lý sản xuất, kinh doanh rượu. Văn bản ban hành đã đầy đủ, nhưng thực tế lại chưa có quy định về quản lý, tiêu chuẩn liên quan đến rượu pha chế. Đại diện của Viện Tiêu chuẩn, chất lượng Việt Nam cũng thừa nhận hiện nay chưa có quy định đối với rượu pha chế, rượu truyền thống.

Ca ngộ độc tăng nhanh

Ông Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết trước đây các vụ ngộ độc methanol rất ít, nhưng thời gian gần đây đã tăng nhanh lên. Dẫn chứng là từ đầu năm 2017 đến nay, bệnh viện này đã điều trị 34 ca, chủ yếu là do uống rượu có chứa methanol. Nhiều trường hợp bị tổn thương não, biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, cho rằng những vụ ngộ độc rượu cấp tính gần đây chỉ là bề nổi. Bởi đằng sau đó là hàng triệu người có thể bị ngộ độc mãn tính, tức là sẽ tác động từ từ đến sức khỏe con người mà chưa đánh giá đầy đủ được. Do đó, cần cấm tuyệt đối sử dụng cồn công nghiệp, quản lý chặt chẽ không để tiêu thụ methanol trên thị trường.

80% rượu trôi nổi vô can?

Ông Đinh Đăng Hiếu, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), cho biết có tới khoảng 70- 80% rượu trên thị trường là rượu trôi nổi, không có nguồn gốc nên rất khó kiểm soát và xử lý. Vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ cồn y tế, cồn công nghiệp, chứ không phải chỉ “hô hào” chung là đã có văn bản quy định rồi, nhưng thực tế lại “không ai nhắc nhở”.

Theo nghiên cứu của Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng khi lấy 10 mẫu rượu methanol được sản xuất tại các hộ gia đình, thì tất cả đều cho thấy lượng methanol được sử dụng trong ngưỡng giới hạn cho phép. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng ngộ độc rượu methanol không hoàn toàn là do rượu người dân tự nấu, pha chế mà nằm ở chỗ sử dụng methanol một cách có chủ đích, sản xuất quy mô lớn.

Ông Nguyễn Đắc Lộc, phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho biết mới chỉ ra quân từ đầu tháng nhưng đã tịch thu gần 80.000 lít rượu không rõ nguồn gốc.

Ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát, cho rằng việc quản lý hóa chất thuộc trách nhiệm của Cục Hóa chất - Bộ Công thương. Trên thực tế người dân vẫn sản xuất, buôn bán các loại rượu tự pha chế, chứa độc tố methanol vượt ngưỡng cho phép. Thậm chí có trường hợp vượt ngưỡng đến 1.000 lần.

Tuy nhiên tại cuộc họp này, mặc dù có tới 5 đại diện của Bộ Công thương tham dự nhưng lại không có đại diện nào của Cục Hóa chất, cũng như cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều dấu hỏi về trách nhiệm quản lý vẫn đang bị bỏ ngỏ...

Nhiều chuyên gia đề nghị không những phải có chế tài thật nặng, mà cần yêu cầu các hộ sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép. Ông Phan Chí Dũng, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), cho biết tới đây sẽ từng bước thay đổi trong quản lý, thiết lập quản lý rượu làng nghề, địa phương.

Kiểm tra chất lượng rượu làng nghề

Ngày 23-3, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bắc Ninh đã đến kiểm tra chất lượng rượu tại làng nghề Đại Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Trao đổi với đoàn kiểm tra, các hộ gia đình làm nghề nấu rượu cho hay họ có đưa mẫu sản phẩm đi kiểm tra chất lượng, nhưng hầu hết sản phẩm rượu Đại Lâm đều chưa được công bố hợp quy, không nhãn mác, cơ sở sản xuất chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm. Làng nghề Đại Lâm hiện có hàng trăm hộ nấu rượu quy mô hàng ngàn lít rượu/tháng/hộ, sản phẩm cung cấp cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc.

LAN ANH

NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar