26/12/2017 17:21 GMT+7

Trai đẹp có phải trời đâu mà 'lồng lộng'

NGUYỄN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN HÙNG

TTO - Câu chuyện tiếng Việt 'lệch chuẩn phổ thông', tạm gọi là 'hiểu đúng, nói sai', đang ăn sâu trong đời sống xã hội nước ta, ở mọi vùng miền.

Trai đẹp có phải trời đâu mà lồng lộng - Ảnh 1.

Từ lâu đời, khi nói (có khi cả viết) người dân phía Bắc đã dùng từ "chó cắn" (hành động con chó phản ứng, tấn công bằng răng - miệng) thay vì "chó sủa" (tiếng kêu, âm thanh), "thổi cơm" thay vì "nấu cơm", "giồng cây" thay vì "trồng cây", "phân do" thay vì "phân tro"...

Trong khi đó, người dân ở các tỉnh thành phía Nam cũng có không ít câu cửa miệng "sai chuẩn phổ thông": dù mọi người chỉ có thể nghe bằng tai, ngửi bằng mũi nhưng bà con lại hay nói: "Nghe thấy mùi (thay vì ngửi thấy) thơm - hôi", "không ngủ được miếng nào" thay vì "không ngủ được chút (hay tí) nào", "thối tiền" thay vì "trả lại tiền thừa" ...

Cái khó sửa, khó chỉnh "tật" nói sai chuẩn phổ thông này của dân ta nằm ở chỗ đã hình thành từ nhiều đời, mặc nhiên được chấp nhận, coi là chuyện đương nhiên, bình thường.

TTO - Những từ mới do giới trẻ nghĩ ra và dùng phổ biến hiện nay như nổ, chảnh, quậy, phượt, ngáo đá, diễn sâu, chém gió, ném đá, soái ca, sửu nhi... nên được coi là sự sáng tạo hay làm méo mó tiếng Việt?

Khô cá, cá khô

Bên cạnh sự lệch chuẩn ngôn ngữ do khác biệt về văn hóa, tập tục vùng miền nói trên, sự hiểu (viết) đúng nhưng lại nói sai trong cộng đồng người Việt còn có một "tật" khác là nói ngược, nói tắt mà ra, hay tùy tiện "sáng tạo" rồi lan rộng, phổ biến, ăn sâu.

Về "tật" nói ngược, có một ví dụ mà dân chúng nước ta thường nói "đi khám bác sĩ", trong khi lẽ ra phải nói "đi bác sĩ (để) khám" mới đúng nghĩa, "sản khoa" thay vì "khoa sản", "đưa vào cấp cứu bệnh viện" thay vì "đưa vào bệnh viện cấp cứu", "khô cá, khô bò" thay vì "cá khô, thịt bò khô".

Mặt khác, lại có một thực tế là rõ ràng biết nói (viết) ngược quy trình tự nhiên nhưng vẫn "hợp thức hóa" thành việc đúng trong cả nước.

TT - Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có văn bản gửi các sở VH-TT&DL trên toàn quốc đề nghị tăng cường quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sao lại là cửa hàng may đo?

Có một cửa hàng may mặc trên đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp ở Sài Gòn viết bảng hiệu chính xác "cửa hàng đo may" (quy trình đúng phải đo kích cỡ rồi mới tiến hành may), trong khi cả nước đều viết ngược "cửa hàng may đo"! 

Song có lẽ vì "lẻ loi chiếc bóng một mình" mà cái bảng hiệu chuẩn ngôn ngữ ấy lại bị coi là ngồ ngộ, kỳ lạ trong mắt người đi đường.

Lại nữa, trong lời thuyết minh hay lồng tiếng của nhiều phim truyền hình, nhất là phim do Đài Loan, Hong Kong sản xuất, người xem thường bị "tra tấn" bởi lời thoại (dịch) sai chuẩn tiếng Việt, như "xin mời khách quan (đúng phải là "quan khách") vào quán", "chế tác (sáng tác kịch bản mới đúng) phim", "tỉ tỉ đặc biệt (Việt hóa phải là "rất") thích em"...

Bên cạnh đó, còn có tình trạng tiếng Việt bị "ai đó sáng tác", lúc đầu có thể là một kiểu nói vui, nhưng dần coi như những định nghĩa. 

Ta thường nghe thấy cụm từ "đẹp tàn bạo", "đẹp dã man" ở khu vực Nam Bộ, hoặc "đẹp trai lồng lộng" ở các địa phương miền Bắc. Cái đẹp thì sao lại dã man, tàn bạo? Đẹp trai đâu đồng nghĩa với trời cao mà lồng lộng?

TTO - Tranh luận câu chuyện chuẩn mực trong sách giáo khoa, bạn đọc Nguyễn Minh cho rằng từ ngữ trong sách phải là từ toàn dân. Dùng từ địa phương chỉ có 'hại' cho học sinh.

"Địa phương hóa" quá mức

Không thể lấy vùng miền này làm chuẩn để "kết tội" ngôn ngữ vùng miền khác là sai. Những dẫn chứng "hiểu đúng, nói sai" trên đây chỉ là so với chuẩn tiếng phổ thông. 

Ngôn ngữ bản địa (phương ngữ) đa dạng cũng là một biểu hiện sự giàu có của tiếng Việt. Tùy ngữ cảnh, thể loại cụ thể mà sử dụng phương ngữ, nhưng nên để trong ngoặc kép nếu là trích dẫn và trong ngoặc đơn nếu cần thiết giải nghĩa. 

Cứ "phổ thông hóa" máy móc có thể bị quy kết là sai sự thật, nhưng ngược lại sự "địa phương hóa" quá mức sẽ làm nhiều người không hiểu khi đọc bài viết.

Trong các loại hình văn bản hành chính, sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, báo chí..., thiết nghĩ cần bảo đảm nguyên tắc, chuẩn mực tiếng phổ thông. 

Chẳng hạn, không phải trích dẫn lời nhân vật mà là của phóng viên, bản báo mà lại viết "nghe (bằng tai) thấy mùi thơm" thì rõ ràng không ổn rồi.

NGUYỄN VĂN HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar