09/08/2021 19:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lãnh đạo Việt Nam, Lào bàn về hợp tác toàn diện, Biển Đông, nguồn nước sông Mekong

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ngày 9-8 nhấn mạnh sẽ ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Lãnh đạo Việt Nam, Lào bàn về hợp tác toàn diện, Biển Đông, nguồn nước sông Mekong - Ảnh 1.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith (trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại lễ đón ngày 9-8 - Ảnh: TTXVN

Tại cuộc hội đàm trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào ngày 9-8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thông báo về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trao đổi về các chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhấn mạnh việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chọn Lào là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị mới đã thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Việt Nam và cá nhân Chủ tịch nước đối với Lào và mối quan hệ hai nước.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định "hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình chí nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay".

"Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc không ngừng củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; coi đây là quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn và là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước", Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong thông cáo tối 9-8.

Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt - Lào thời gian qua. Kim ngạch thương mại hai chiều 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam và Lào đạt 670 triệu USD, tăng hơn 36,5% so với cùng kỳ 2020.

Việt Nam có 209 dự án tại Lào còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 5,16 tỉ USD, duy trì vị trí thứ ba trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Lào.

Trong năm học 2020-2021, phía Việt Nam đã đón 1.200 sinh viên Lào sang học tập, đưa tổng số lưu học sinh đang học tập ở Việt Nam là 16.075 người.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh để đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đồng thời đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như trong đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt các cấp.

Hai lãnh đạo khẳng định tiếp tục tăng cường triển khai tốt đề án về hợp tác giáo dục Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, và đề án đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào vào giảng dạy tại các trường học hai nước.

"Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào một công trình trường dạy nghề tại tỉnh Khăm Muộn trị giá 5 triệu USD", Bộ Ngoại giao cho biết.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhất trí chia sẻ thông tin kịp thời và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp với Campuchia thực hiện Thỏa thuận giữa ba thủ tướng về khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, và triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2030, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong.

"Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan để quản lý, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong", Bộ Ngoại giao cho biết.

Về Biển Đông, hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

Hai bên nhất trí cùng các bên liên quan thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp của tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Sisoulith đã chứng kiến lễ ký kết và trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước.

Quan hệ Việt Nam - Lào: Lúc khó khăn càng quý trọng nhau hơn

TTO - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và những thách thức mới trong khu vực cũng như quốc tế, chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là biểu hiện cụ thể nhất của tình hữu nghị vững bền giữa hai dân tộc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar