01/04/2016 06:26 GMT+7

Lãnh đạo Mỹ-Trung trao đổi về tranh chấp ở biển Đông

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Ngày 31-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mở đầu cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc bằng lời cam kết “thảo luận thẳng thắn” về việc Bắc Kinh đang tăng cường quân sự đáng ngờ ở biển Đông.

Tổng thống Barack Obama (trái) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp ngày 31-3 tại Washington - Ảnh:AFP

“Chúng ta sẽ trao đổi thẳng thắn về các khía cạnh mà chúng ta còn khác biệt, các vấn đề như nhân quyền, an ninh mạng và vấn đề hàng hải” - hãng tin AFP dẫn lời ông Obama mở đầu cuộc họp với ông Tập Cận Bình, bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân đang diễn ra ở Washington, Mỹ.

Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập kêu gọi Washington cần tránh những hiểu lầm và phá vỡ trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

Song, giới chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại rằng những hành động của Trung Quốc ở biển Đông là không phù hợp với cam kết của ông Tập Cận Bình đưa ra với Nhà Trắng hồi năm 2015. Lúc đó chủ tịch Trung Quốc cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở biển Đông.

"Chúng tôi tiếp tục quan ngại về việc quân sự hóa ở biển Đông. Chúng tôi chắc chắn vẫn theo dõi diễn biến ở đây, có thông tin cho biết những diễn biến đó không tuân theo những cam kết nhằm tránh quân sự hóa ở biển Đông” - trợ lý chính sách ngoại giao của tổng thống Obama, Ben Rhodes nhấn mạnh

Từ tháng 10-2015, Washington đã thực hiện hai chiến dịch khẳng định “tự do hàng hải” ở khu vực trong vòng 12 hải lý quanh các đảo do Trung Quốc xây dựng và bồi đắp trái phép ở biển Đông.

Liên quan đến vấn đề hạt nhân của  CHDCND  Triều Tiên, ông Tập Cận Bình kêu gọi các bên thực thi toàn diện và nghiêm khắc nghị quyết của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về việc trừng phạt Bình Nhưỡng, đồng minh lâu đời của Trung Quốc.

Tổng thống Obama cho biết ông và chủ tịch Trung quốc đã cam kết về việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và nhất trí thực thi toàn diện nghị quyết của LHQ. “Chúng tôi thảo luận làm thế nào để có thể ngăn cản những hành động như thử tên lửa hạt nhân khiến căng thẳng leo thang và vi phạm trách nhiệm quốc tế”

Nhà Trắng muốn gây áp lực lên CHDCND Triều Tiên bằng cách tăng trừng phạt về kinh tế và ngoại giao đối với nước này. 

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ không dự đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine vào hôm nay 15-5. Thay vào đó, Điện Kremlin cử đến bàn đàm phán một nhóm chuyên gia kỹ trị.

Đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine đầu tiên sau 3 năm, cả ông Putin và ông Trump đều vắng mặt

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào ngày 14-6 tới để kỷ niệm 250 năm thành lập lục quân Mỹ và sinh nhật của Tổng thống Donald Trump.

Sinh nhật ông Trump trùng ngày lục quân Mỹ, có diễu binh và xe tăng M1 Abrams

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar