31/03/2016 10:03 GMT+7

​Mỹ không thừa nhận đặc quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Washington tuyên bố không thừa nhận vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, nếu Trung Quốc tuyên bố thành lập một vùng như từng làm ở biển Hoa Đông.

Manila đã ký hợp đồng trị giá 154 triệu USD mua hai trực thăng chống tàu ngầm và có thể đầu tư xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên của nước này - Ảnh: Reuters

Theo Straitstimes đây là phát biểu mới nhất của thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Robert Work đưa ra ngày 30-3.

Năm 2013 Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không tại biển Hoa Đông, bao trùm cả những đảo Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Biển Đông, ông Robert Work khẳng định Mỹ sẽ không thừa nhận một vùng đặc quyền tương tự nếu Trung Quốc tuyên bố thành lập tại vùng biển có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các nước trong khu vực.

Trong diễn biến liên quan, Manila đã ký hợp đồng trị giá 114 triệu USD mua hai trực thăng chống tàu ngầm, đồng thời cân nhắc khả năng đầu tư xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên của nước này.

Thứ trưởng bộ quốc phòng Philippines Fernando Manalo cho biết nước này đã đồng ý mua hai trực thăng AgustaWestland AW159 Lynx Wildcat do nhà thầu vũ khí Finmeccanica của Italy cung cấp.

Các trực thăng với tầm bay 490km này sẽ được điều động trên các chiến hạm BRP Gregorio del Pilar và BRP Ramon Alcaraz. Cùng với đó, gói mua vũ khí còn có thể gồm cả các ngư lôi Sting Ray do Anh sản xuất.

Trong một hội nghị báo chí, tổng thống Benigno Aquino cho biết Philippines đang cân nhắc khả năng xây dựng “lực lượng tàu ngầm” nhằm đáp ứng các nhu cầu an ninh quốc phòng đang thay đổi.

Từ năm 2011 Philippines đã tính toán việc đặt mua 3 chiếc tàu ngầm. Nước này cũng đã thành lập một “văn phòng tàu ngầm” và hy vọng trong 10 năm tới sẽ có một hạm đội tàu ngầm nhỏ đi vào hoạt động.

Giới phân tích quốc phòng cho rằng mặc dù việc sở hữu tàu ngầm sẽ nâng cao vị thế cho hải quân của một nước, nhưng điều này không thiết thực, do chi phí quá cao và tác động không lớn của việc trang bị.

Philippines đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng thời gian qua nhằm đối phó với công cuộc bành trướng của Trung Quốc. Từ năm 2012 nước này đã chi khoảng 2,38 tỉ USD để mua vũ khí, khí tài quân sự.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil để dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Ngày 4-7, một trạm xăng ở thủ đô Rome (Ý) đã phát nổ, khiến ít nhất 8 cảnh sát và 1 lính cứu hỏa bị thương, hư hại nhiều tòa nhà lân cận.

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Báo Mỹ: Nga chật vật sản xuất máy bay quân sự vì thiếu linh kiện và lao động

Tạp chí Newsweek của Mỹ đưa tin Nga đang gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất máy bay quân sự do thiếu linh kiện, vì lệnh trừng phạt và tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng.

Báo Mỹ: Nga chật vật sản xuất máy bay quân sự vì thiếu linh kiện và lao động

Các nước chạy đua đàm phán thuế quan với Mỹ, Thái Lan muốn đưa mức thuế xuống 10%

Khi hạn chót 9-7 đến gần, các cuộc đàm phán thương mại giữa các nước, vùng lãnh thổ với chính quyền Tổng thống Trump cũng bước vào giai đoạn nước rút.

Các nước chạy đua đàm phán thuế quan với Mỹ, Thái Lan muốn đưa mức thuế xuống 10%

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

Một số ý kiến cho rằng 4/5 người con của tổng thống Mỹ có thể bị trục xuất, nếu sắc lệnh hành pháp hủy quyền quốc tịch theo nơi sinh được thực thi.

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar