24/05/2024 09:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lần đầu tiên đo được tốc độ quay của lỗ đen

Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen. Phát hiện này cung cấp một cách thức mới để nghiên cứu lỗ đen và quá trình tiến hóa của chúng.

Minh họa một lỗ đen xé toạc một ngôi sao (ảnh lớn) và lỗ đen quay tròn kéo không thời gian theo nó (ảnh nhỏ) - Ảnh: ESA/C. Carreau/ Robert Lea

Minh họa một lỗ đen xé toạc một ngôi sao (ảnh lớn) và lỗ đen quay tròn kéo không thời gian theo nó (ảnh nhỏ) - Ảnh: ESA/C. Carreau/ Robert Lea

Phương pháp mới được mô tả chi tiết trong một bài báo trên tạp chí Nature, dựa trên việc quan sát "sự lắc lư" của vật chất sao còn sót lại sau khi bị lỗ đen nuốt chửng.

Sự kiện lỗ đen nghiền nát sao (tên khoa học là TDE) là những thời điểm hấp dẫn khổng lồ của lỗ đen tác động lên các ngôi sao, xé chúng thành từng mảnh. Kết quả là một phần của ngôi sao bị thổi bay, phần còn lại tạo thành đĩa bồi tụ nóng, chứa vật chất sao quay xung quanh lỗ đen.

Nhóm các nhà thiên văn học đã chứng minh rằng "sự lắc lư" của đĩa này là chìa khóa để xác định tốc độ quay của lỗ đen.

Lỗ đen được nghiên cứu nằm ở trung tâm của thiên hà SDSS J135353.80+535949.7 vốn yên tĩnh, cách Trái đất khoảng 1 tỉ năm ánh sáng. Các tác giả ước tính khối lượng của lỗ đen này gấp khoảng 700.000 lần Mặt trời của chúng ta.

Năm 2020, thiết bị NICER (sứ mệnh Khám phá thành phần nội bộ sao neutron) của NASA trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phân tích một tia X lóe lên từ thiên hà này, được đặt tên là AT2020ocn. Sau khi theo dõi các tia X lóe lên trong vài tháng, các nhà thiên văn học nhận ra rằng tia X này được tạo ra ngay sau một sự kiện sao bị lỗ đen nghiền nát.

Họ đo được độ lắc lư của đĩa bồi tụ sáng và nóng khi nó bị hút và đẩy bởi lỗ đen đang quay.

Phân tích cho thấy lỗ đen quay với tốc độ nhỏ hơn 25% tốc độ ánh sáng - tương đối chậm đối với một lỗ đen. Phương pháp mới để đo tốc độ quay của lỗ đen này có thể giúp xác định tốc độ quay của hàng trăm lỗ đen gần chúng ta.

Dheeraj "DJ" Pasham, tác giả chính của nghiên cứu trên - đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho biết: "Bằng cách nghiên cứu một số hệ thống trong những năm tới với phương pháp này, các nhà thiên văn học có thể ước tính phân bố tổng thể của tốc độ quay lỗ đen và hiểu được câu hỏi lâu đời về cách các lỗ đen tiến hóa theo thời gian".

Đây là lần đầu tiên sự lắc lư của đĩa bồi tụ được sử dụng để xác định tốc độ quay của lỗ đen. Tác giả Pasham nói rằng các thiết bị mới - chẳng hạn như Đài quan sát Rubin hiện đang được xây dựng ở Chile - sẽ giúp ích trong các phép đo như vậy.

Nhà thiên văn học này cho biết thêm: "Tốc độ quay của một lỗ đen siêu khối lượng cho bạn biết về lịch sử của lỗ đen đó. Ngay cả khi một phần nhỏ trong số những lỗ đen mà Rubin ghi lại có tín hiệu như thế này, chúng tôi hiện đã có cách để đo tốc độ quay của hàng trăm TDE. Sau đó, chúng tôi có thể đưa ra tuyên bố quan trọng về cách thức lỗ đen tiến hóa trong suốt thời gian tồn tại của vũ trụ".

Bản đồ lớn nhất về các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động

Các nhà thiên văn học vừa lập bản đồ mới về các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động ở trung tâm các thiên hà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar