22/07/2022 19:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khoảnh khắc lỗ đen xé nát và nuốt chửng ngôi sao

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Các nhà thiên văn học đã tái hiện lại thời khắc cuối cùng của một ngôi sao bị một lỗ đen khổng lồ xé nát và nuốt chửng.

Khoảnh khắc lỗ đen xé nát và nuốt chửng ngôi sao - Ảnh 1.

Ảnh minh họa một ngôi sao bị xé nhỏ bởi ảnh hưởng trọng trường cực lớn của một lỗ đen khổng lồ - Ảnh: NASA

Sự kiện xảy ra cách Trái đất 215 triệu năm ánh sáng, được quan sát lần đầu tiên vào tháng 10-2019. Đó là một ngôi sao trong chòm sao Eridanus giống như Mặt trời, bị một lỗ đen lớn gấp 1 triệu lần khối lượng của nó phá hủy, theo trang Space.com.

Đây là ví dụ gần nhất về một ngôi sao bị "xé nát" do sự gián đoạn thủy triều (TDE) khổng lồ tạo ra từ một lỗ đen mà các nhà thiên văn học từng phát hiện.

Suốt nhiều năm nghiên cứu hiện tượng trên, bằng cách quan sát sự phân cực của ánh sáng từ sự kiện này, các nhà nghiên cứu tại Đại học California-Berkeley nhận định phần lớn vật chất sao này đã bị thổi bay khỏi lỗ đen với tốc độ tới 35 triệu km/h.

Vụ nổ này, được đặt tên là AT2019qiz, đã tạo ra một đám mây khí mà những quan sát mới về ánh sáng phân cực này cho thấy nó đối xứng hình cầu.

Đám mây khí này rộng gấp 200 lần khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời. Điều này có nghĩa là bán kính của đám mây khí này lớn hơn 100 lần so với quỹ đạo Trái đất. Rìa ngoài của đám mây khí cách trung tâm lỗ đen khoảng 1,5 tỉ km.

"Một trong những điều điên rồ nhất mà một lỗ đen siêu lớn có thể làm là cắt nhỏ một ngôi sao bằng lực thủy triều khổng lồ của nó", ông Wenbin Lu, một nhà thiên văn học tại UC Berkeley và đồng tác giả của nghiên cứu mới, nói.

Đây là sự kiện đầu tiên thuộc loại này đủ sáng để nhìn thấy, cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu chi tiết những gì xảy ra với vật chất từ ​​ngôi sao sau khi nó bị cắt nhỏ.

Sự thật thú vị ở đây là một phần đáng kể vật chất trong ngôi sao đang chuyển động xoắn ốc vào trong không rơi vào lỗ đen; nó bị cắt nhỏ đồng thời tiếp tục xoắn ốc như sợi mì spaghetti và bị thổi bay khỏi lỗ đen.

Các ngôi sao trên Dải Ngân hà cũng hứng chịu 'siêu động đất'

TTO - Ngày 13-6, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết vệ tinh quan sát không gian Gaia đã phát hiện hiện tượng starquake (tương tự động đất trên Trái đất) của các ngôi sao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar