21/03/2024 06:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bản đồ lớn nhất về các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động

Các nhà thiên văn học vừa lập bản đồ mới về các lỗ đen siêu lớn đang hoạt động ở trung tâm các thiên hà.

Bản đồ mới ghi lại vị trí của khoảng 1,3 triệu chuẩn tinh trong không gian và thời gian - Ảnh: The Telegraph

Bản đồ mới ghi lại vị trí của khoảng 1,3 triệu chuẩn tinh trong không gian và thời gian - Ảnh: The Telegraph

Bản đồ mới ghi lại vị trí của khoảng 1,3 triệu chuẩn tinh, hay còn gọi là lỗ đen ngốn khí trong không gian và thời gian. Trong đó, chuẩn tinh xa nhất tỏa sáng rực rỡ khi vũ trụ chỉ mới 1,5 tỉ năm tuổi. Hiện nay vũ trụ đã 13,7 tỉ năm tuổi.

Bản đồ lỗ đen siêu lớn

Chuẩn tinh là một trong những vật thể sáng nhất vũ trụ. David Hogg, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Tính toán vật lý thiên văn của Viện Flatiron (New York) và là giáo sư vật lý và khoa học dữ liệu tại Đại học New York, cho biết danh mục chuẩn tinh này khác với tất cả các danh mục trước đó ở chỗ nó cung cấp bản đồ ba chiều về thể tích lớn nhất từ trước đến nay của vũ trụ.

Tác giả chính của bài báo, Kate Storey-Fisher, hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Vật lý quốc tế Donostia ở Tây Ban Nha.

Theo trang Phys.org, các nhà khoa học xây dựng bản đồ mới bằng cách sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Mặc dù mục tiêu chính của Gaia là lập bản đồ các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, nhưng nó cũng vô tình phát hiện các vật thể bên ngoài Dải Ngân hà, chẳng hạn chuẩn tinh và các thiên hà khác khi quét qua bầu trời.

Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng Wide-Field Infrared Survey Explorer (WISE) và trạm quan sát bầu trời bằng kỹ thuật số Sloan (SDSS) của NASA.

Nhóm đã loại bỏ những yếu tố như các ngôi sao và thiên hà khỏi tập dữ liệu ban đầu, từ đó xác định chính xác hơn khoảng cách đến các chuẩn tinh. Họ cũng tạo ra một bản đồ hiển thị những nơi bụi, sao và các vật chất khác được cho là sẽ cản trở tầm nhìn một số chuẩn tinh. 

Cơ hội tìm hiểu vật chất tối và vũ trụ giãn nở

Chuẩn tinh được cung cấp năng lượng bởi các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà và có thể sáng gấp hàng trăm lần so với toàn bộ thiên hà. Khi lực hấp dẫn của lỗ đen làm xoay khối khí gần đó, quá trình này tạo ra một đĩa cực sáng và đôi khi là những tia sáng mà kính thiên văn có thể quan sát được.

Các thiên hà nơi chuẩn tinh tồn tại được bao quanh bởi các quầng khổng lồ chứa vật chất vô hình gọi là vật chất tối. Bằng cách nghiên cứu các chuẩn tinh, các nhà thiên văn học có thể tìm hiểu thêm về vật chất tối, chẳng hạn như mức độ chúng kết tụ lại với nhau.

Họ cũng có thể sử dụng vị trí của các chuẩn tinh ở xa và các thiên hà chủ của chúng để hiểu rõ hơn về cách vũ trụ giãn nở theo thời gian.

"Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang sử dụng bản đồ chuẩn tinh để đo lường mọi thứ, từ những biến động mật độ ban đầu hình thành nên mạng lưới vũ trụ cho đến sự phân bổ các khoảng trống vũ trụ và chuyển động của Hệ Mặt trời của chúng ta trong vũ trụ", Storey-Fisher nói.

Siêu lỗ đen đang bắn một tia năng lượng cực cao về phía Trái đất

NASA đã xác định được một siêu lỗ đen đang phóng các tia năng lượng của nó thẳng về phía Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ Bỉ, Gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp Gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, Gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar