18/08/2023 21:50 GMT+7

Làm 200km metro ở TP.HCM: Đề xuất duyệt toàn dự án một lần

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có tờ trình dự thảo xây dựng đề cương đề án phát triển hệ thống metro để thực hiện kết luận 49 của Bộ Chính trị.

Metro số 1 có mục tiêu hoàn thành vào cuối năm nay - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Metro số 1 có mục tiêu hoàn thành vào cuối năm nay - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Đề xuất gộp toàn dự án metro, duyệt một lần

Theo kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu đề ra đến năm 2035, TP hoàn thành hệ thống metro theo quy hoạch.

Như vậy, TP sẽ phải hoàn thành 200km đường sắt đô thị với 7 tuyến metro, 3 tuyến trong vòng 12 năm.

Để đạt mục tiêu đề ra, TP phải xây dựng đề án có các giải pháp tổng thể, khả thi, có các cơ chế đặc thù, đột phá về mô hình tổ chức, thủ tục đầu tư rút ngắn thời gian, thu hồi đất, phát triển đô thị nén theo mô hình TOD, cách tổ chức thi công...

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, với quy trình thủ tục như hiện nay, tổng thời gian thực hiện một tuyến metro kéo dài trung bình 12 - 15 năm. Trong khi đó, công tác chuẩn bị đầu tư cho toàn bộ các tuyến phải được hoàn thành trong vòng 4 - 5 năm (chậm nhất vào năm 2028).

Do vậy, dự thảo đề án đề xuất hai phương án. Phương án 1 đề xuất không thực hiện các thủ tục đầu tư cho một dự án, một tuyến riêng biệt như cách làm hiện nay mà thực hiện thủ tục đầu tư cho toàn bộ các tuyến đường sắt đô thị. Quốc hội sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư cho toàn bộ dự án, giao TP.HCM phê duyệt dự án đầu tư.

Với cách làm này, dự kiến TP lập, trình Quốc hội chấp thuận chủ trương khoảng 1,5 - 2 năm; các bước phê duyệt dự án (do TP chủ động) khoảng 1 năm. Tổng thời gian chuẩn bị đầu tư cho toàn bộ các tuyến khoảng 3 năm, đảm bảo hoàn thành trước năm 2028 để chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.

Phương án 2, thực hiện các trình tự như phương án 1 nhưng đề xuất giao TP phê duyệt chủ trương đầu tư.

Chuyển mô hình công ty, thêm chức năng phát triển bất động sản

Với mô hình như hiện nay, để thực hiện được mục tiêu hoàn thành mạng lưới metro vào năm 2035 sẽ gặp một số khó khăn. Bởi một số chức năng, nhiệm vụ cần thiết chưa có như: đầu tư, vay vốn, phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, phát triển bất động sản...

Còn về đầu tư xây dựng các dự án, Ban quản lý đường sắt đô thị TP hiện là đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ thực hiện nhiệm vụ chức năng của chủ đầu tư đối với các dự án đã được phê duyệt theo quy hoạch. Do vậy, đơn vị không thể chủ động và gặp khó khăn trong việc thu hút, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác nhau để thực hiện các dự án.

Trong khi, công tác vận hành và bảo dưỡng do Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 trực thuộc UBND TP tiếp nhận, được tách ra riêng biệt, không đồng bộ từ khâu xây dựng đến chuyển giao, vận hành, khó khăn trong việc tạo nguồn thu...

Do vậy, dự thảo đề cương đề án đề xuất hai phương án. Phương án 1: Ban quản lý đường sắt đô thị TP là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, cơ chế tài chính đặc thù.

Phương án 2: chuyển đổi mô hình Ban quản lý đường sắt đô thị thành mô hình doanh nghiệp về đường sắt đô thị với các chức năng đầu tư, vay vốn, quản lý dự án, vận hành bảo dưỡng, phát triển bất động sản. Ban này đề xuất chọn phương án 2.

Theo kế hoạch, TP sẽ xây dựng đề án để trình Quốc hội thông qua vào tháng 5-2024. Tiếp đó, TP hoàn tất công tác quy hoạch chi tiết dự án và quy hoạch TOD năm 2025, giai đoạn 2025 - 2026 hoàn tất công tác thu xếp nguồn vốn thực.

Từ năm 2026 - 2027 sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án. Công tác giải phóng mặt bằng bàn giao đất sạch sẽ hoàn thành vào năm 2027 - 2028. Từ năm 2028 - 2029 sẽ tổ chức thi công hoàn thành tuyến đường sắt đô thị vào năm 2035.

Huy động vốn làm 200km metro từ đâu?

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, tổng nhu cầu vốn dự kiến để hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị cần 25 - 30 tỉ USD. Đó là chưa kể tính đến chi phí vận hành, khai thác, bảo dưỡng.

Cùng với các cơ chế mới trong nghị quyết 98, đề án cũng xây dựng tối đa nguồn lực tài chính. Cụ thể, ngân sách dùng để thu hồi đất giải phóng mặt bằng. Tổ chức đấu giá quỹ đất theo mô hình TOD.

Huy động vốn trong nước như phát hành trái phiếu, công trái, cổ phần, hợp tác công tư hoặc các hình thức hợp pháp khác (nếu có) và vay vốn nước ngoài...

Loạt đề xuất để TP.HCM có 200km metro trong 12 năm

TP.HCM đề xuất các cơ chế đột phá trong cách làm các dự án metro với mục tiêu 12 năm làm xong 200km.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư hơn 192 tỉ đồng làm cầu Mã Đà kết nối giao thông cho tỉnh Đồng Nai mới

Sau khi Chính phủ chấp thuận cho điều chỉnh quy hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt chủ trương đầu tư trên 192 tỉ đồng để làm cầu Mã Đà.

Đầu tư hơn 192 tỉ đồng làm cầu Mã Đà kết nối giao thông cho tỉnh Đồng Nai mới

TP.HCM cho công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, 15-7 công bố tiếp đợt 2

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đồng ý cho Sở Xây dựng công bố đợt 1 với 112 dự án đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng và sẽ công bố đợt 2 vào ngày 15-7.

TP.HCM cho công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, 15-7 công bố tiếp đợt 2

Thay đổi trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp, trụ sở cũ tính sao?

Khi trung tâm chính trị hành chính tỉnh Đồng Tháp thay đổi, các trụ sở dôi dư ở trung tâm phường Cao Lãnh sẽ xử lý ra sao? Chính quyền hai cấp vận hành có khó khăn gì hay không?... là quan tâm của nhiều cử tri ở Đồng Tháp, chiều 3-7.

Thay đổi trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp, trụ sở cũ tính sao?

Bộ trưởng Công an nói về vai trò, sứ mệnh Công an nhân dân trong kỷ nguyên mới

Theo Đại tướng Lương Tam Quang, một trong những vai trò, sứ mệnh của Công an nhân dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới là giữ vững vai trò nòng cốt bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ Đảng, Nhà nước...

Bộ trưởng Công an nói về vai trò, sứ mệnh Công an nhân dân trong kỷ nguyên mới

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 lỡ hẹn tháng 6 do mưa

Theo kế hoạch, đến ngày 30-6-2025, lối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với cầu Nhơn Trạch và vành đai 3 sẽ kết nối. Tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa thể. Lý do được đưa ra… do mưa.

Đoạn nối cao tốc TP.HCM - Long Thành với vành đai 3 lỡ hẹn tháng 6 do mưa

Phó thống đốc: Lãi suất cho vay bình quân 6,38%, tăng trưởng tín dụng cao nhất từ 2023

Lãi suất cho vay bình quân ở mức 6,38%/năm, giảm khoảng 0,6%/năm so với cuối năm 2024, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Phó thống đốc: Lãi suất cho vay bình quân 6,38%, tăng trưởng tín dụng cao nhất từ 2023
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar