16/02/2024 06:20 GMT+7

Kim Tử Long lại tiếp tục là Nguyễn Huệ trong Tình sử Thăng Long

Vừa đảm nhiệm vai vua Quang Trung trong chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tối mùng 5, thì tối mùng 6 nghệ sĩ Kim Tử Long lại tiếp tục là Nguyễn Huệ trong vở Tình sử Thăng Long.

Nghệ sĩ Kim Tử Long vai Nguyễn Huệ (bìa phải) và Hoàng Yến (vai công chúa Ngọc Hân) trong vở Tình sử Thăng Long - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ Kim Tử Long vai Nguyễn Huệ (bìa phải) và Hoàng Yến (vai công chúa Ngọc Hân) trong vở Tình sử Thăng Long - Ảnh: LINH ĐOAN

Đây là vở nhạc kịch sử Việt duy nhất trong mùa kịch Tết năm nay do sân khấu Hồng Vân và công ty của nghệ sĩ Kim Tử Long thực hiện.

Vở diễn ra hai đêm, tối mùng 6 và mùng 7 Tết, tại Nhà hát Bến Thành.

Kim Tử Long vào vai nặng ký trong Tình sử Thăng Long

Tình sử Thăng Long được cảm tác từ kịch thơ Công chúa Ngọc Hân của tác giả Lưu Quang Vũ, vở do đạo diễn trẻ Hoàng Hải dàn dựng.

Bộ ba nghệ sĩ Kim Tử Long, Hồng Vân, Hoàng Sơn giữ vai trò chỉ đạo nghệ thuật.

Nếu tối mùng 5, vai Quang Trung Nguyễn Huệ của Kim Tử Long tương đối nhẹ vì chia vai cùng Võ Minh Lâm, thì trong sử ca Tình sử Thăng Long, nhân vật Nguyễn Huệ của Kim Tử Long là vai diễn nặng ký.

Anh xuất hiện gần như xuyên suốt vở diễn. Có thể nói đây là kịch bản có góc nhìn mới về mối tình giữa công chúa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ.

Ở các kịch bản cải lương quen thuộc, khán giả thường được xem hình ảnh Nguyễn Huệ - Ngọc Hân rất nồng thắm. Nàng là điểm tựa yêu thương để người anh hùng áo vải xông pha trong các trận chiến.

Tuy nhiên, vở Tình sử Thăng Long mở ra khi đoàn quân Tây Sơn tiến ra Bắc gặp nhiều trở ngại vì các sĩ phu, người dân không tin họ "phù Lê diệt Trịnh", mà đang có ý đồ xấu.

Từ đó, cuộc hôn nhân của Ngọc Hân và Nguyễn Huệ khởi đầu chỉ vì mục đích chính trị.

Thế rồi kịch bản lý giải từ định kiến về "Con người thô lỗ, ít học, bước ra từ hang đá", Ngọc Hân bị chinh phục bởi người anh hùng rất khí phách, trượng nghĩa, dần cảm mến và yêu Nguyễn Huệ.

Nàng đã góp sức để ông xích lại gần sĩ phu, người dân Bắc Hà, thuyết phục được họ bằng tài năng, đức độ của mình.

Cứ thế, từng khó khăn mà Nguyễn Huệ phải đối diện và vượt qua làm sáng lên hình ảnh người anh hùng kiệt xuất một cách thuyết phục, không cường điệu và lên gân.

Từ trái qua, nghệ sĩ Kim Tử Long vai Nguyễn Huệ, Hiếu Nguyễn vai Lê Nhượng và Minh Luân vai Sâm - Ảnh: LINH ĐOAN

Từ trái qua, nghệ sĩ Kim Tử Long vai Nguyễn Huệ, Hiếu Nguyễn vai Lê Nhượng và Minh Luân vai Sâm - Ảnh: LINH ĐOAN

Tiếc cho Tình sử Thăng Long

Rất nhiều người đã đồng tình rằng Tình sử Thăng Long có chất liệu tốt, là một kịch bản hay.

Nghệ sĩ Hồng Vân vào vai Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của công chúa Ngọc Hân - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ Hồng Vân vào vai Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của công chúa Ngọc Hân - Ảnh: LINH ĐOAN

Ngay từ khi bắt đầu dự án, ê kíp truyền thông của vở tỏ ra bài bản với từng hình ảnh nhân vật được tung ra chỉn chu và rất đẹp, gây ấn tượng với công chúng.

Vì vậy, vở sớm được kỳ vọng là một dự án được chờ đợi trong mùa kịch Tết năm nay.

Tuy nhiên, vì kỳ vọng nhiều nên đêm đầu tiên ra mắt đã có người… hụt hẫng.

Có lẽ thời gian tập vở chưa đủ kỹ nên người xem chưa thấy sự nhịp nhàng trong vở. Điểm nhấn trong vở rất ít.

Là vở nhạc kịch, sử ca nhưng âm nhạc của Tình sử Thăng Long không làm người ta thăng hoa và phần ca khá ít.

Có thể nói làm vở lịch sử hay không hề dễ bởi tốn nhiều kinh phí và phải bỏ công tập luyện, dàn dựng cho kỹ mới đủ sức chinh phục khán giả.

Nỗ lực làm vở sử Việt của Hồng Vân, Kim Tử Long rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, với đêm diễn đầu tiên khán giả vẫn còn "ấm ức" vì chưa thấy đã.

Nghệ sĩ Trinh Trinh (bìa trái, vai Bùi Thị Xuân) và Xuân Nghị (vai Nguyễn Hữu Chỉnh) - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ Trinh Trinh (bìa trái, vai Bùi Thị Xuân) và Xuân Nghị (vai Nguyễn Hữu Chỉnh) - Ảnh: LINH ĐOAN

Tình sử Thăng Long có sự tham gia của các nghệ sĩ Kim Tử Long, Hồng Vân, Hoàng Sơn, Hoàng Yến, Trinh Trinh, Xuân Nghị, Bình Tinh, Minh Luân, Hiếu Hiền, Hiếu Nguyễn, Gia Bảo, Hoàng Khôi, Nguyên Khôi…

Kim Tử Long, Hồng Vân gây ấn tượng trên poster Tình sử Thăng Long

Tình sử Thăng Long, vở nhạc kịch sử Việt gây chú ý Tết này, đã công bố hết diễn viên tham gia. Và bây giờ fan tiếp tục trầm trồ với những poster ấn tượng có hình ảnh Kim Tử Long, Hồng Vân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar