15/02/2024 06:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kim Tử Long, Võ Minh Lâm hóa thân Quang Trung Nguyễn Huệ để Sáng mãi hào khí cờ đào

Tối 14-2 (tức mùng 5 Tết), tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM đã diễn ra chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử. Các nghệ sĩ Kim Tử Long, Võ Minh Lâm, Nguyễn Phi Hùng hóa thân thành nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm (bìa trái) và Kim Tử Long cùng thể hiện hình tượng Nguyễn Huệ - Ảnh: VÕ THANH

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm (bìa trái) và Kim Tử Long cùng thể hiện hình tượng Nguyễn Huệ - Ảnh: VÕ THANH

Đến dự chương trình có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Trần Kim Yến...

Sáng mãi hào khí cờ đào

Đêm sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử có chủ đề Sáng mãi hào khí cờ đào.

Chương trình do ban tổ chức các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức, Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố thực hiện. Chỉ đạo nghệ thuật: NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy. Kịch bản: Lâm Viên. Đạo diễn: NSND Hữu Quốc - Dương Thảo.

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm (thứ 2 từ trái qua) và Minh Trường (thứ 3 từ trái qua) trong chương trình tối 14-2 - Ảnh: VÕ THANH

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm (thứ 2 từ trái qua) và Minh Trường (thứ 3 từ trái qua) trong chương trình tối 14-2 - Ảnh: VÕ THANH

Phát biểu trong chương trình, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - đã ôn lại thời điểm cách đây 235 năm, khi quân Thanh đem binh sang xâm lược nước ta.

Trong tình thế đó Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung rồi tiến quân ra Bắc.

Bà Yến nhấn mạnh: “Bằng nghệ thuật chuyển quân thần tốc, chiến thuật quân sự tài tình cùng sự hợp sức của nhân dân, chỉ trong 5 ngày hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng đội quân áo vải cờ đào đã đánh tan lực lượng quân Thanh.

Giành lại Kinh thành Thăng Long, giữ vững sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lăng, viết tiếp trang sử vàng về tinh thần dựng nước và giữ nước của dân tộc”.

Bà Yến bày tỏ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh dấu một mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc.

Chiến thắng đỉnh cao của phong trào Tây Sơn được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của những người nông dân chân lấm tay bùn cùng với ý chí độc lập tự chủ của cả dân tộc.

Chứng minh thiên tài quân sự kiệt xuất và độc đáo của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đồng thời phản ánh trình độ phát triển mới của chiến tranh cứu nước và nghệ thuật quân sự của Việt Nam.

Là niềm tự hào của dân tộc ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Kim Tử Long vào vai Nguyễn Huệ giai đoạn sau, khi đất càng ngày càng nguy cấp - Ảnh: VÕ THANH

Kim Tử Long vào vai Nguyễn Huệ giai đoạn sau, khi đất càng ngày càng nguy cấp - Ảnh: VÕ THANH

Hừng hực khí thế Tây Sơn

Phần sân khấu hóa được chia thành bốn chương. Chương 1: Tiếng trống Tây Sơn, chương 2: Lời hiệu triệu nước non, chương 3: Thăng Long mùa xuân đại thắng và chương 4 là Đất nước vạn mùa xuân.

Khởi đi với hình ảnh cây tre gắn liền với người dân áo vải, dưới cờ đào chống quân xâm lược. Tre vươn lên như hào khí Việt, tinh thần, bản sắc Việt.

Để từ đó, chương trình đi qua các ca cảnh, võ nhạc, tổ khúc, hoạt cảnh... để giới thiệu đến người xem câu chuyện về ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Hình ảnh Tây Sơn tụ nghĩa với 12 vị tướng tài ba, trọn đời theo Nguyễn Huệ để xây dựng cơ đồ.

Rồi trận Rạch Gầm - Xoài Mút dậy sóng được tái hiện. Uy thế của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ khiến ông có mối duyên với công chúa Ngọc Hân.

Và trong tình thế đất nước nguy cấp, vâng theo mệnh trời, hợp lòng dân Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc và đã tạo nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dội trong lịch sử.

Kép trẻ Võ Minh Lâm đã được chọn đảm nhiệm nhân vật Nguyễn Huệ thời trẻ đến khi kết hôn với công chúa Ngọc Hân.

Còn nghệ sĩ kỳ cựu Kim Tử Long vào vai Quang Trung - Nguyễn Huệ giai đoạn sau.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng thể hiện hình ảnh Nguyễn Huệ trong một ca khúc.

Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ (Kim Tử Long đóng, thứ 2 từ trái qua) sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử nâng niu cành đào đem về tặng công chúa Ngọc Hân - Ảnh: LÊ THÚY BÌNH

Hình ảnh Quang Trung - Nguyễn Huệ (Kim Tử Long đóng, thứ 2 từ trái qua) sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử nâng niu cành đào đem về tặng công chúa Ngọc Hân - Ảnh: LÊ THÚY BÌNH

Mỗi người mỗi vẻ góp phần tôn vinh hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Người biết dùng tài năng, đức độ, biết thâu phục nhân tâm và phát huy sức mạnh nhân dân để tạo nên chiến thắng vẻ vang.

Một dấu son không phai về tinh thần chống quân xâm lược, giữ yên bờ cõi quê hương.

Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tối 13-2, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) đã diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024) với chủ đề Hào khí Tây Sơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar