30/01/2019 12:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kịch tết - những câu chuyện tình

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Như mọi năm, sân khấu Sài Gòn vẫn náo nức chuẩn bị cho mùa kịch tết. So với năm ngoái, làng kịch năm nay có thu hẹp về sàn diễn và số lượng vở diễn. Tuy nhiên, tình hình bán vé ở một số sân khấu rất khả quan.

Kịch tết - những câu chuyện tình - Ảnh 1.

Vở Mơ giấc tình tình của sân khấu IDECAF - Ảnh: GIA TIẾN

Sân khấu Idecaf đã bán sạch vé, trong khi đó "ngôi sao mới" sân khấu Thế Giới Trẻ được khán giả trẻ yêu mến nên tính đến hiện tại, 70-80% lượng vé cũng được tiêu thụ hết.

Chiến binh... rơi rụng!

Năm nay chỉ còn khoảng 7-8 sân khấu trụ lại với mùa kịch tết. Một số sân khấu vài năm trước còn cố gắng cầm cự, năm nay đã lặng lẽ rời cuộc chơi như Nụ Cười Mới, Trịnh Kim Chi... Bà bầu Hồng Vân cũng cho biết sau mùa tết, sân khấu Super Bowl cũng đứng trước nguy cơ phải trả lại cho chủ đầu tư (vì chủ đầu tư cũng phải trả đất lại cho quân đội).

Ngoài sự rơi rụng của các sân khấu, số lượng vở mới năm nay cũng giảm, chỉ khoảng trên dưới chục vở. Các sân khấu chọn diễn lại những vở diễn còn ăn khách trong năm hoặc trong những mùa tết trước, hoặc dựng lại kịch bản cũ.

Idecaf có vở Cái đẹp đè bẹp cái nết làm lại từ vở Vẻ đẹp hoàn hảo.

Hoàng Thái Thanh dựng lại vở Thử yêu lần nữa.

Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần ra mắt phiên bản mới của Ảo và thật... 

Chỉ có sân khấu Hồng Vân duy trì được số lượng vở mới với 4 vở: Sợ, Tắt đèn là chạy, Thân sâu hồn bướm, Đại ca mình đi đâu thế

Thế Giới Trẻ có 3 vở Shipper tình yêu, Người vô hình, Ngôi làng ma

Các sân khấu còn lại chỉ dựng 1-2 vở mới.

Kế hoạch diễn của các sân khấu hầu hết được lên lịch từ mùng 1 đến mùng 10 tết, mỗi ngày diễn từ 2-3 suất. Riêng "tân binh" - sân khấu kịch Quốc Thảo bắt đầu đón khán giả từ mùng 3 tết, mỗi ngày một suất luân phiên hai vở diễn Chồng nhái và Con quỷ ma.

Kịch tết - những câu chuyện tình - Ảnh 2.

Vở Shipper tình yêu của sân khấu Thế Giới Trẻ - Ảnh: GIA TIẾN

Nhiều kịch bản được đầu tư

Điều đáng mừng là một số vở kịch được các sân khấu đầu tư về kịch bản và dàn dựng. Số lượng các vở diễn hời hợt, dễ dãi có giảm đi. 

Có lẽ mỗi sân khấu đều hiểu rằng bên cạnh những cơn khủng hoảng đến từ nguyên nhân khách quan thì sự yếu kém từ trong nội tại là vấn đề quan trọng giết chết sàn kịch. Vì vậy, cách tốt nhất chính là tự cứu mình, cố gắng tìm kiếm những kịch bản tốt; dàn dựng, biểu diễn một cách chỉn chu.

Trong những vở diễn mới, nổi bật là sự đề cao những câu chuyện tình cảm, tình yêu chân thật. Bên kia nửa đời ngơ ngác là sự tiếp nối vở kịch Nửa đời ngơ ngác của sân khấu Hoàng Thái Thanh. 

Vẫn còn ý kiến cho rằng "tập tiếp theo" vẫn chưa đủ đô nếu so với Nửa đời ngơ ngác rất ăn khách trước đó. Nhưng sự rẽ hướng trong vở mới cũng là sự tìm tòi của sân khấu, mang đến một góc nhìn khác nhẹ nhàng hơn về bi kịch của tình yêu mà cứ nghi ngờ, hờn ghen.

Kịch tết - những câu chuyện tình - Ảnh 3.

Vở Tắt đèn là chạy của sân khấu Hồng Vân - Ảnh: GIA TIẾN

Mơ giấc tình tình - vở diễn tốt nghiệp của biên kịch và đạo diễn trẻ Lê Hoàng Giang, được sân khấu Idecaf "để ý" và rinh về diễn tết là một màu sắc khá thú vị. Vở được cảm tác từ tác phẩm kinh điển Giấc mộng đêm hè. 

Khi Idecaf làm lại đã đầu tư về trang phục, âm nhạc, cảnh trí với dàn diễn viên "cứng cựa" như Thành Lộc, Hữu Châu, Đình Toàn, Hương Giang, Mỹ Duyên... Vở khiến người ta suy ngẫm về sự chiếm hữu trong cách yêu.

Shipper tình yêu của sân khấu Thế Giới Trẻ là nỗi niềm của đứa con đồng tính, bên cạnh đó cũng là câu chuyện sự ích kỷ trong tình yêu không sớm thì muộn sẽ đánh mất tất cả.

Đẹp bất chấp của nhà hát kịch 5B là câu chuyện dễ thương về tình yêu chân thành mang màu sắc "Hoàng tử và Lọ Lem" của chàng ca sĩ nổi tiếng đẹp trai và cô trợ lý xấu xí...

Tuy nhiên, bên cạnh một số vở được đầu tư, một số vở ngay ngày phúc khảo đã khiến người xem... hoang mang. Có những vở kịch bản yếu, dàn dựng non tay, cái kết khiên cưỡng. Khi được hỏi, một số ông bà bầu than: mùa tết diễn viên kẹt lịch quay nên thời gian tập chẳng được bao nhiêu. Và như thế, cảm giác về chất lượng của mùa kịch tết vẫn là buồn vui lẫn lộn...

Cứ đến mùa tết, sân khấu Sen Việt của ông bầu Lê Nguyên Đạt lại đầu tư một vở náo kịch để diễn tại Nhà hát kịch TP.HCM. Năm nay sân khấu có vở Vua Heo với sự tham gia của các diễn viên Kiều Oanh, Đại Nghĩa, Hồng Nga, Hoàng Sơn, Tấn Beo, Bảo Khương, Bảo Trí, Tấn Phát, Kim Tuyết... Vở là câu chuyện về việc làm ăn gian dối, lồng ghép chuyện tình người với con vật.

Nguyên Đạt cũng hợp tác với nhà hát để giới thiệu đến khán giả vở Nàng Hến tầm duyên - vở diễn mang màu sắc dân gian, mượn chuyện xưa nói chuyện nay...

Những ngày này, các sân khấu kịch thành phố đang gấp rút hoàn thành các vở diễn để kịp phúc khảo, chuẩn bị cho mùa tết, mùa của sân khấu kịch đang đến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar