09/05/2023 09:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không thể có quy hoạch vẫn lo thiếu điện!

Ngành điện đang đối diện với nghịch cảnh, dự báo mùa khô năm nay miền Bắc có thể thiếu hụt gần 5.000 MW điện, trong khi có khoảng 5.000 MW điện gió, điện mặt trời đang loay hoay đàm phán giá, có nguy cơ đắp chiếu kéo dài.

Việc cấp điện mùa nắng nóng năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn và được EVN đánh giá là "tình trạng khẩn cấp" - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Việc cấp điện mùa nắng nóng năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn và được EVN đánh giá là "tình trạng khẩn cấp" - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Rất khó để giải quyết bài toán này khi điện than, điện khí... đều thiếu nguyên liệu, thủy điện thiếu nước, còn điện tái tạo lại đang kẹt chỉ vì phát triển không tuân thủ quy hoạch.

Việc thực hiện quy hoạch điện 7 và quy hoạch điện 7 điều chỉnh trong những năm qua được xem là nền tảng để đảm bảo điện cho đất nước.

Thế nhưng, triển khai có chệch choạc. Trong khi nguồn phát điện lớn như nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Long Phú 1, nhiệt điện Sông Hậu 1... chậm đưa vào vận hành, ngược lại, qua sự nở rộ của các nguồn năng lượng tái tạo tập trung ở phía Nam đã gây thêm nhiều khó khăn cho công tác vận hành hệ thống.

Điện mặt trời, điện gió cần khuyến khích, đúng rồi, nhưng khi triển khai lại không chuẩn bị kỹ các điều kiện pháp lý, đầu tư thiếu đồng bộ với hệ thống truyền tải... đã khiến nhiều nhà máy điện tái tạo không thể phát điện cũng như chia lửa cho các nguồn điện than, khí...

Ngay từ năm 2019 đã có cảnh báo điện tái tạo phát triển nóng ở Ninh Thuận, Bình Thuận, hệ thống truyền tải không theo kịp, nhà đầu tư có thể phải "khóc trên đống tài sản" nhưng cuộc đua xây nhà máy ở "điểm nóng" vẫn không dừng lại.

Liệu có khắc phục được không? Có thể đưa điện từ Nam ra Bắc, sử dụng điện tái tạo bù vào các nguồn điện từ khí, dầu, than... được không? Được cả. Nhưng cần nhiều thời gian, cần thêm vốn đầu tư (như hệ thống truyền tải từ nơi này qua nơi khác...), như vậy là không hiệu quả, tốn kém.

Lẽ ra, nếu làm đúng bài, chẳng ai xây quá nhiều nhà máy điện ở nơi không có đủ hệ thống truyền tải đến nơi tiêu thụ. Là phải tuân thủ nguyên tắc nguồn điện ở đâu, tiêu dùng tại đó, hạn chế truyền tải đi xa để giảm tổn thất điện, giảm áp lực lên lưới truyền tải.

Chưa kể, việc đầu tư một dự án điện lớn phải mất tới vài năm và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đi kèm theo đó là những cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư và đảm bảo hài hòa lợi ích các bên...

Những nguyên tắc đó đã được thể hiện qua quy hoạch điện từng thời kỳ. Lẽ ra, sau mỗi kỳ thực hiện quy hoạch, đất nước có đủ điện sử dụng, các nhà máy điện phải được vận hành hiệu quả, nhà đầu tư ăn nên làm ra.

Thế nhưng, sau mỗi kỳ thực hiện quy hoạch, vẫn không khắc phục được tình trạng thiếu - thừa điện, nhiều dự án và nhà đầu tư trong tình trạng "sống dở chết dở".

Và lúc này, cả nhà quản lý, doanh nghiệp vẫn phải ngồi lại để giải quyết hậu quả thực hiện quy hoạch "chệch choạc". Cứ nhìn hàng loạt trụ điện gió, dự án điện mặt trời không thể phát điện mà xót xa. Cũng là tiền của xã hội, sao lại không thể phục vụ xã hội...!

Bài học từ việc triển khai quy hoạch điện 7 cần được rút ra để việc xây dựng và triển khai quy hoạch điện 8 không lặp lại vết xe của các quy hoạch trước. Bởi cái giá của một chút chệch choạc trong triển khai quy hoạch điện cũng có thể gây "sóng gió" cho nền kinh tế, nhẹ là liên quan đến giá cả, cao hơn là thiếu điện cục bộ, thậm chí là trên diện rộng.

Không để người dân thiếu điện

Ngành điện đang phải đối mặt không chỉ là nguy cơ mất cân đối tài chính mà còn có nguy cơ lại thiếu điện, phải tiết giảm tiêu dùng điện. Cần những giải pháp căn cơ để hạn chế những nguy cơ xấu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar