21/02/2017 09:09 GMT+7

Không phải chuyện riêng của TP.HCM

HUỲNH THẾ DU
HUỲNH THẾ DU

TTO - Việt Nam cần những nơi tạo ra việc làm và môi trường sống có thể cạnh tranh với những nơi mà người Việt tài năng có cơ hội làm việc hay người giàu đang lựa chọn “đầu tư quốc tịch”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có phiên họp bàn về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách, tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP.HCM.

“Cánh cửa” chưa hoàn toàn mở ra, dựa trên lập luận chính vẫn là thành phố đã rất phát triển nên cần chia sẻ với cả nước.

Điều này có thể hợp lý nếu Việt Nam là một nền kinh tế đóng, không giao thương với bên ngoài.

Tuy nhiên, trong một thế giới mở và toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, việc không tạo đủ điều kiện để các “đầu tàu” có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn chẳng khác nào lấy đá ghè chân mình vì nó làm cho vấn nạn chảy máu chất xám và thất thoát nguồn lực quốc gia trầm trọng hơn.

Việc hàng trăm nghìn du học sinh không/chưa trở về nước làm việc, ý tưởng xuất khẩu lao động cử nhân thất nghiệp chẳng giống ai và chuyện “đầu tư quốc tịch” ở các nước phát triển có liên hệ mật thiết với vấn đề nêu trên và làm giảm cơ hội đi đến thịnh vượng của Việt Nam.

Trong một thế giới đang vừa phẳng hơn (sự trải rộng không biên giới của công nghệ và dịch vụ) vừa kém phẳng hơn (sự hội tụ của chất xám và nguồn lực ở một ít nơi), cạnh tranh toàn cầu giữa các quốc gia hay địa phương thực chất là việc thu hút và giữ chân người giỏi và người giàu - lực lượng quan trọng tạo ra của cải và tiến bộ xã hội.

Với một nước ở trình độ phát triển như Việt Nam thì trọng tâm là giữ người giỏi và người giàu của mình bằng cách đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của họ gồm: (i) việc làm phù hợp chuyên môn để phát huy khả năng và thi thố tài năng; và (ii) môi trường sống tốt cho bản thân và gia đình.

Do vậy, Việt Nam cần những nơi tạo ra việc làm và môi trường sống có thể cạnh tranh với những nơi mà người Việt tài năng có cơ hội làm việc hay người giàu đang lựa chọn “đầu tư quốc tịch”.

TP.HCM và Hà Nội là những nơi như vậy. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ nguồn lực và cách tư duy hiện nay đang làm cho hai nơi này, một cách tương đối, ngày một kém hơn so với những nơi đang thu hút chất xám và của cải của Việt Nam.

Giải pháp cần thiết là ưu tiên nguồn lực để TP.HCM và Hà Nội trở nên cạnh tranh và đáng sống hơn.

Điều này không chỉ ngăn chặn được tình trạng chảy máu chất xám và thất thoát nguồn lực mà còn có được cả hiệu quả và công bằng, vì trong dài hạn những nơi có điều kiện bất lợi hơn sẽ được phần nhiều hơn so với cách phân bổ hiện nay do cái bánh tổng thể lớn hơn.

Hơn thế, cách tiếp cận này sẽ giúp hóa giải mối bận tâm của nhiều bậc cha mẹ vừa muốn con mình về nước sau khi học xong để gần gũi và khỏi “mất con”, vừa muốn chúng có môi trường sống tốt và nơi làm việc với tương lai rộng mở.

Muốn họ về thì phải tạo được chỗ làm và chỗ ở tương xứng cho họ!

Việt Nam có điều kiện và khả năng làm điều này chứ không phải bí bách vì không tạo đủ việc làm cho người dân mà nảy sinh ý tưởng xuất khẩu lao động có kỹ năng làm trầm trọng thêm vấn nạn chảy máu chất xám và thêm nhiều người phải tha phương bất đắc dĩ.

Tóm lại, việc có thêm nguồn lực cho phát triển không phải là chuyện riêng của TP.HCM mà vì tương lai của Việt Nam.

HUỲNH THẾ DU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar