22/05/2025 18:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Nam Phi - Ảnh 1.

Cuộc họp đầy tranh cãi giữa Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (bên trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nhà Trắng hôm 21-5 - Ảnh: AFP

Ông Trump khẳng định nông dân da trắng đang bị ‘diệt chủng’

Trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 21-5 với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhắc đến khái niệm “nạn diệt chủng người da trắng” ở Nam Phi.

“Chúng tôi tiếp nhận người tị nạn từ nhiều nơi nếu phát hiện có dấu hiệu đàn áp hoặc diệt chủng”, ông Trump nói, đồng thời khẳng định các nông dân da trắng đang “chạy trốn” khỏi Nam Phi để thoát khỏi thảm cảnh này.

Tại cuộc họp, Tổng thống Trump trình bày một số tài liệu và hình ảnh mà ông cho là bằng chứng về việc người da trắng bị sát hại ở Nam Phi, trong đó có đoạn video ghi lại những cây thánh giá trắng, tượng trưng cho các nạn nhân là nông dân. 

Ông cáo buộc các vụ giết người xảy ra sau khi chính quyền Nam Phi tịch thu đất của nông dân da trắng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những cáo buộc này thiếu cơ sở. Đến tháng 5-2025, Chính phủ Nam Phi vẫn chưa tịch thu khu đất nào theo luật trưng thu đất mới - một chính sách nhằm khắc phục bất bình đẳng đất đai do chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid để lại.

Luật này cũng quy định rõ việc trưng thu chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “bồi thường công bằng và hợp lý”.

Ngay trong nhiệm kỳ đầu, chính quyền của ông Trump cũng từng bày tỏ nghi ngờ đối với lập luận “diệt chủng”. 

Báo cáo nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận số vụ tấn công tại các trang trại có tăng, nhưng cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tội phạm chung, không xuất phát từ phân biệt chủng tộc.

Theo Đài CNN, ông Trump đang dùng những tuyên bố gây tranh cãi này để biện minh cho việc ưu tiên cấp quy chế tị nạn cho người da trắng Nam Phi, trong bối cảnh hầu hết chương trình tái định cư người tị nạn khác của Mỹ gần như bị đình chỉ.

Không có cơ sở để gọi các vụ tấn công là “diệt chủng”

Theo số liệu chính thức của Nam Phi, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2024, nước này ghi nhận 19.696 vụ giết người. Trong số đó, chỉ có 36 nạn nhân, tức khoảng 0,2%, có liên quan đến các trang trại hoặc khu vực nông nghiệp.

Trong 36 người này, chỉ có 7 người là nông dân, phần lớn còn lại là công nhân nông trại, đa số là người da đen. Các hiệp hội nông dân cũng xác nhận rằng số vụ giết người xảy ra tại các trang trại chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số tội phạm bạo lực toàn quốc.

Cũng theo CNN, các nhà điều tra vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân đứng sau những vụ giết hại nông dân Nam Phi da trắng, và không rõ liệu phân biệt chủng tộc có phải là động cơ dẫn đến những hành động tàn nhẫn đó hay không.

Các chuyên gia của Nam Phi cũng đưa ra kết luận rằng động cơ chính đứng sau hầu hết các cuộc tấn công nhằm vào các trang trại là cướp bóc.

“Sự cô lập của các trang trại khiến nông dân dễ trở thành mục tiêu của tội phạm, nhưng đó là vấn đề về địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội, không phải vì lý do chính trị hay chủng tộc”, nhà xã hội học chính trị Anthony Kaziboni thuộc Trung tâm Phát triển xã hội châu Phi, Đại học Johannesburg (Nam Phi), nói với Đài CNN.

Ông nhấn mạnh việc gọi các vụ tấn công nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi là “diệt chủng” là một sai lầm nghiêm trọng, nếu so với định nghĩa của Liên hợp quốc.

Một số nông dân da trắng ở Nam Phi cũng cho biết họ thường là nạn nhân vì dễ bị tổn thương, nhưng khẳng định những gì đang diễn ra không thể gọi là “diệt chủng”.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tung tin giả bắt cóc trẻ em rồi sửa bài để kêu gọi từ thiện

Sau khi tung tin giả có vụ bắt cóc trẻ em tại xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai, người đăng tin sau đó sửa bài, thêm số tài khoản để kêu gọi giúp đỡ nạn nhân.

Tung tin giả bắt cóc trẻ em rồi sửa bài để kêu gọi từ thiện

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục phải ra thông báo cảnh báo tình trạng giả mạo trên một số ứng dụng mạng xã hội.

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Người đàn ông giả gái ‘Hồng Tỷ’ bị tạm giữ vì quay lén, phát tán video nhạy cảm của hàng loạt nam giới ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Lợi dụng những thay đổi trong tổ chức hành chính, các đối tượng lừa đảo đã dựng nên nhiều kịch bản có chủ đích, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi bất chính.

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%

Một phụ nữ đăng thông tin thất thiệt lên Facebook với nội dung “bảo hiểm y tế cũng tăng phí >30% kể từ 1-7-2025”, vừa bị công an mời làm việc.

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar