09/07/2025 15:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kiểm chứng tin đồn Triều Tiên thải phóng xạ xuống sông Hàn Quốc

Một hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội gần đây, được cho là ảnh vệ tinh ghi lại cảnh ô nhiễm phóng xạ từ sông Triều Tiên chảy sang Hàn Quốc, đang gây xôn xao dư luận.

Triều Tiên - Ảnh 1.

Bức ảnh được cho là ảnh vệ tinh ghi lại cảnh ô nhiễm phóng xạ từ sông Triều Tiên chảy sang Hàn Quốc, đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội - Ảnh: AFP

Hình ảnh gây tranh cãi bắt đầu lan truyền sau khi trang tin Daily NK ngày 12-6 đăng tải một bài viết cáo buộc Bình Nhưỡng bí mật xả thải nước chứa uranium trực tiếp xuống các dòng sông chảy về phía Hàn Quốc.

Chỉ vài ngày sau, một tài khoản Instagram đã đăng tải một bức ảnh được cho là ảnh vệ tinh, kèm dòng chú thích bằng tiếng Hàn: "Một con sông ở Triều Tiên được chụp từ vệ tinh".

Theo hình ảnh đăng tải, khu vực nơi hai dòng sông giao nhau - được xác định là nơi sông Ryesong từ Triều Tiên hợp lưu với sông Hàn của Hàn Quốc trước khi đổ ra biển - xuất hiện vệt nước loang đen ngòm, tạo cảm giác có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng.

Ngay lập tức, bức ảnh được lan truyền nhanh chóng trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube và các diễn đàn trực tuyến khác.

Nhiều bài đăng bày tỏ phẫn nộ, chỉ trích chính quyền Tổng thống Lee Jae Myung vì đã "làm ngơ" trước hành động từ phía Bình Nhưỡng - đặc biệt khi đảng của ông từng phản đối gay gắt việc Nhật Bản xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2023.

Dưới bài đăng, một người dùng bình luận gay gắt: "Sao chính phủ có thể làm ngơ và không lên tiếng thế này?". Trong khi đó, nhiều người tỏ ra lo ngại: "Tôi sẽ tránh xa mọi con sông ở vùng duyên hải phía tây".

Triều Tiên - Ảnh 2.

Bài viết ngày 12-6 của trang tin Daily NK cáo buộc Bình Nhưỡng bí mật xả thải nước chứa uranium trực tiếp xuống các dòng sông chảy về phía Hàn Quốc - Ảnh: Daily NK

Triều Tiên - Ảnh 3.

Ngày 27-6, một tài khoản Instagram đã đăng tải một bức ảnh được cho là ảnh vệ tinh chụp lại cảnh lưu vực sông ô nhiễm - Ảnh: Instagram/@busan_realtime

Tuy nhiên theo Hãng tin AFP, hình ảnh đang lan truyền không trùng khớp với dữ liệu vệ tinh thực tế tại khu vực được đề cập.

Thông qua Google, AFP xác định bức ảnh là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, cụ thể sử dụng công nghệ SynthID do phòng nghiên cứu DeepMind của Google phát triển từ năm 2023.

Triều Tiên - Ảnh 4.

Google xác định hình ảnh đang lưu hành được tạo ra bằng AI - Ảnh: AFP

Ngoài ra, khi so sánh với hình ảnh vệ tinh thực trên Google Maps tại khu vực sông Ryesong hợp lưu với sông Hàn, có thể thấy rõ các yếu tố như địa hình, đường bờ sông và cảnh quan xung quanh đều không khớp.

Triều Tiên - Ảnh 5.

Sự khác nhau thông qua hình ảnh so sánh giữa sản phẩm của AI (trái) và hình ảnh thực tế trên Google Maps về khu vực giữa hai miền Triều Tiên (vùng được AFP đánh dấu đỏ) - Ảnh: AFP

Đặc biệt, người phát ngôn Bộ Môi trường Hàn Quốc trả lời phỏng vấn AFP ngày 7-7 cho biết họ không thể xác định con sông cụ thể trong bức ảnh đang lan truyền. Tuy nhiên, vị này khẳng định: "Không có khả năng việc xả thải từ Triều Tiên có thể làm ô nhiễm các con sông của Hàn Quốc".

Cụ thể, hệ thống dòng chảy tự nhiên sẽ không cho phép nước thải từ phía bắc chảy ngược về phía nam. Theo dữ liệu từ Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản, sông Hàn - đi qua thủ đô Seoul và dãy núi Taebaek ở phía đông - sẽ có dòng chảy theo hướng tây ra biển.

Người phát ngôn Bộ Môi trường Hàn Quốc cũng nhấn mạnh rằng hình ảnh đang lan truyền không thể coi là bằng chứng cho hiện tượng ô nhiễm phóng xạ: "Hình ảnh không có cơ sở xác thực, không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ô nhiễm do nước thải chứa phóng xạ".

Theo AFP, hiện Bộ Môi trường đang phối hợp với Ủy ban An toàn và An ninh hạt nhân Hàn Quốc điều tra hoạt động xả thải từ Nhà máy uranium Pyongsan của Triều Tiên. Các cơ quan chức năng đang tiến hành xét nghiệm mẫu nước và trầm tích để truy dấu uranium và các chất phóng xạ khác.

"Cuộc điều tra hiện tập trung vào khu vực biển, không phải các con sông nội địa. Do đó không có lý do gì để tin rằng sông ngòi của Hàn Quốc bị ô nhiễm" - người phát ngôn Bộ Môi trường khẳng định.

Hàn Quốc hồi hương 6 công dân Triều Tiên

Hàn Quốc cho biết những người Triều Tiên này được giải cứu trên biển từ đầu năm đến nay và mong muốn được trở về nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thực Los Angeles không còn kẹt xe do trục xuất hết người nhập cư trái phép?

Mạng xã hội loan tin nói rằng kẹt xe ở Los Angeles “biến mất” nhờ trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép.

Có thực Los Angeles không còn kẹt xe do trục xuất hết người nhập cư trái phép?

Có thật bộ trưởng quốc phòng Mỹ tài trợ tang lễ cho 90 nạn nhân trong thảm kịch Air India?

Tin lan truyền trên mạng nói Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth âm thầm lo chi phí tang lễ cho 90 nạn nhân vụ rơi máy bay ở Ấn Độ.

Có thật bộ trưởng quốc phòng Mỹ tài trợ tang lễ cho 90 nạn nhân trong thảm kịch Air India?

Kim Soo Hyun phải bán căn hộ sang trọng để xoay xở phí kiện tụng?

Việc Kim Soo Hyun bán căn hộ 6,1 triệu USD làm dấy lên tin đồn anh cần tiền để đối phó kiện tụng liên quan bê bối với với Kim Sae Ron.

Kim Soo Hyun phải bán căn hộ sang trọng để xoay xở phí kiện tụng?

Cảnh báo mạo danh Tổng công ty Điện lực miền Bắc trên TikTok

Mạo danh Tổng công ty Điện lực miền Bắc, một số tài khoản TikTok dùng chiêu tặng quà tri ân, mua hàng ưu đãi để lừa người dùng.

Cảnh báo mạo danh Tổng công ty Điện lực miền Bắc trên TikTok

Tung tin giả bắt cóc trẻ em rồi sửa bài để kêu gọi từ thiện

Sau khi tung tin giả có vụ bắt cóc trẻ em tại xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai, người đăng tin sau đó sửa bài, thêm số tài khoản để kêu gọi giúp đỡ nạn nhân.

Tung tin giả bắt cóc trẻ em rồi sửa bài để kêu gọi từ thiện

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar